Việc thiết kế một nhà bếp tưởng chừng dễ dàng nhưng không phải ai cũng biết các nguyên tắc thực hiện. Nếu bạn không hiểu rõ về thiết kế nội thất sẽ rất khó nhìn ra được những điểm khuyết này. Hãy cùng mình điểm qua 5 điều không thể bỏ qua khi thiết kế phòng bếp nhé.
Mục lục bài viết
5 điều không được bỏ lỡ khi thiết kế nhà bếp
1. Yếu tố phong thủy cần biết trong thiết kế nhà bếp
Phong thủy là một yếu tố đầu tiên mà bạn nhất định phải biết khi tiến hành thiết kế nhà bếp. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận và may mắn của một gia đình. Khi bạn thiết kế nhà bếp, cần lưu ý đến những vấn đề phong thủy như sau:
- Không nên xây dụng nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh
- Không nên xây dựng nhà bếp đối diện với cửa chính
- Cửa phòng ngủ không được đối diện với phòng bếp
- Để cách bếp nấu, chậu rửa, vòi nước ở một khoảng nhất định.
2. Phải đảm bảo nguyên tắc tam giác hoạt động
Nguyên tắc tam giác vàng được áp dụng ở đây được cho là 3 vị trí thường hay sử dụng nhất là bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Bạn phải đảm bảo rằng được sự di chuyển một cách thoải mái giữa 3 vị trí này. Khi thiết kế nhà bếp bạn nên quan tâm đến độ lớn của tam giác này và tạo giữ những vị trí này theo nguyên tác ngón tay cái nhé.Tổng chiều dài của 3 cạnh hải lớn hơn hoặc bằng 3.6m và không được vượt quá 7m.

Kích thước như trên được đánh giá là lý tưởng với gian phòng bếp nhà mình. Thuận tiện trong việc di chuyển và nấu nướng cũng là cách giúp việc đi lại của nhiều người trong nhà hơn, thoải mái nấu ăn cho các thành viên trong gia đình hơn.
3. Ánh sáng
Là một trong những yếu tố quan trọng rất nhiều đối với gian bếp nhà bạn, khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nấu các món ăn ngon, đẹp mắt và dễ dàng quan sát được mọi vật xung quanh mình. Bạn có thể lắp những bóng đèn để tạo nên một không gian sống nhiều ánh sáng trong phòng bếp, thiết kế những cửa sổ ở nơi có ánh sáng giúp lấy ánh sáng tự nhiên được tốt nhất, tiết kiệm được điện năng.
4. Thiết kế và sắp xếp nội thất hợp lý
Việc sắp xếp những nội thất trong phòng bếp được hợp lý sẽ giúp bạn có sự linh hoạt hơn trong việc nấu ăn, sum họp gia đình. Đồ đạc khi chất gọn gàng, ngăn nắp giúp bạn đỡ mất nhiều thời gian hơn trong việc tìm kiếm hoặc dọn dẹp nhà cửa, nhờ sự sắp xếp một cách hợp lý căn phòng bếp bạn trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn nhiều.
5. Thiết kế nhà bếp cần đảm bảo đủ năng lượng điện
Đây là điều mà nhiều người đang gặp phải khi thiết kế phòng bếp, khi đưa vào sử dụng đó là ổ điện. Dẫn đến việc phải dùng các ổ cắm nối, dây dợ lằng nhằng làm mất vẻ đẹp cho nhà bếp. Do vậy khi bạn thiết kế có thể yêu cầu thật kỹ việc lắp đặt, thêm một số ổ cắm điện trong bếp để khắc phục điều này tốt hơn. Lưu ý rằng ổ điện bạn không nên đặt quá gần với chậu rửa hoặc vòi nước nhé vì sẽ dễ xảy ra tình trạng cháy và chập điện.

Nhà bếp chính là nơi táo quân trú ngụ nên nó cần được chăm sóc một cách kỹ lưỡng và không nên vi phạm những quy định đã đề ra. Nhiều lúc chỉ cần bạn sai một chi tiết nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy của ngôi nhà bạn và ảnh hưởng rất nhiều đến tài vận của gia chủ. Do vậy bạn hãy tìm hiểu thật kỹ những điều lưu ý trên mà không bỏ qua khi thiết kế nhà bếp bạn nhé.
9 quy tắc thiết kế nhà bếp bạn phải thuộc lòng
Nếu thường xuyên nấu các món cầu kỳ, tạo khói, bạn sẽ phải đầu tư nhiều cho máy móc, thiết bị hút mùi.
Nếu khu nấu nướng không được bố trí hợp lý, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và có thể gặp nguy hiểm khi chuẩn bị bữa ăn.
1. Tính tới các món ăn bạn thường nấu
Cách thức nấu nướng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc thiết kế nhà bếp. Nếu thường xuyên nấu các món cầu kỳ, tạo khói, bạn sẽ phải đầu tư nhiều cho máy móc, chỗ để đồ, thiết bị hút mùi. Hãy lên danh sách những thứ bạn cần và quyết định việc mua sắm và bố trí đồ dùng.
2. Nắm rõ mặt bằng
Nếu bếp đã có sẵn hệ thống điện nước, bạn ghi chú lại để bố trí tủ cho phù hợp. Nếu bếp có thể thay đổi vị trí ổ cắm, vòi nước, bạn nên tính toán để tiết kiệm vật tư nhất mà vẫn thuận lợi khi thao tác nấu nướng.

3. Áp dụng quy tắc tam giác trong bếp
Trong bếp có 3 điểm quan trọng nhất là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu nên bố trí theo hình tam giác để hạn chế việc đi lại. Ở khu vực chế biến thực phẩm, nếu thuận tay phải, bạn hãy bố trí bồn rửa, bàn chế biến và bếp nấu từ trái sang phải. Nếu thuận tay trái, bạn nên xếp ngược lại.
4. Không gian có thể thay đổi chức năng
Chiếc bàn có thể mở rộng giúp bạn tiếp nhiều khách hơn, sử dụng thay thế cho đảo bếp. Ngược lại, nếu bếp nhỏ, bạn có thể sử dụng đảo bếp hoặc quầy bar làm bàn ăn.
5. Kích thước của bếp hợp lý
Chiều cao tủ đồ, đảo bếp, khoảng cách giữa chậu rửa và bếp cần tuân theo các quy định chuẩn mực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chiều cao của người thao tác chính trong nhà, bạn có thể điều chỉnh một chút để không phải với tay lên quá cao khi lấy bát đĩa hay bị vướng víu khi hai người cùng nấu bếp.

6. Đảm bảo an toàn cho bếp
Theo Asia One, những đồ dễ bén lửa như khăn lau bát, rèm cần cách xa bếp, thảm phải chống trơn trượt. Nếu nhà có trẻ con hiếu động, bạn cần sử dụng ngăn kéo có khóa để cất dao kéo, nước tẩy rửa. Lò nướng ở độ cao tối thiểu 91 cm để tránh trẻ chạm tay vào bếp hoặc tự ý mở khi lò còn nóng.
7. Sắp xếp chỗ để đồ hợp lý
Bạn cần liệt kê mọi dụng cụ cần sử dụng khi nấu bếp, bố trí chúng ở những ngăn tủ trong tầm với. Các đồ ít dùng có thể cất ở trên cao. Các loại nước sốt, gia vị cần được cho vào một ngăn kéo riêng.
8. Lựa chọn vật liệu dễ lau chùi, bảo quản
Gạch ốp tường nên chọn loại sáng màu, trơn bóng. Mặt bàn bếp nên sử dụng vật liệu cứng, chống nhiệt. Chất liệu thép không gỉ cũng thích hợp với khu bếp.
9. Nên nhìn xa trộng rộng
Khu bếp và nhà vệ sinh luôn là nơi cần đầu tư nhiều tiền nhất. Bạn nên chi nhiều tiền để sử dụng các nguyên vật liệu bền vững, thiết bị tiện lợi nhất. Bạn cũng cần đo đạc chính xác để không mua phải những món đồ có kích cỡ sai. Việc thay thế thiết bị trong nhà bếp sẽ rất tốn kém thời gian và tiền bạc.