Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? công dụng của hạt mít đối với sức khỏe
Có thể bạn chưa biết, trong một quả mít, không chỉ múi mít mới có thể ăn được mà ăn hạt mít cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vậy hạt mít có tác dụng gì? Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? Hãy cùng 6w.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Thành phần dinh dưỡng của hạt mít
Có thể bạn chưa biết, trong y học cổ truyền, một số bộ phận trên cây mít như lá mít, quả mít, nhựa mít, hạt mít, vỏ mít đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, quả mít chín với xơ mít, múi mít có vị ngọt, tính ấm giúp tiêu khát, trợ phế, trừ âm nhiệt. Tuy nhiên không chỉ quả mít mà hạt mít cũng là một thành phần mang lại cho cơ thể nhiều lợi ích bất ngờ.
So với các loại hạt trái cây nhiệt đới khác, hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, chất đạm (protein), chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.

Cứ mỗi hạt mít thì chứa các dinh dưỡng sau:
- Calo: 53 calo.
- Carbs: 11g.
- Protein: 2g.
- Chất béo: 0g.
- Chất xơ: 0,5g.
- Vitamin B: gồm có riboflavin 8% RDI và thiamine 7% RDI
- Magiê: 5% RDI
- Photpho: 4% RDI
Nếu bạn là người quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng thì có thể tra cứu bảng thành phần thực phẩm Việt Nam tại đây để có thể cân bằng lượng dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm phù hợp với bản thân nhé.
Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi?
Từ xưa đến nay một vấn đề mà người ta thường nhắc đến khi ăn hạt mít đó là tình trạng “giải tán đám đông”. Vậy Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi?
Thật ra, hiện tượng này xảy ra bởi trong ruột của chúng ta luôn thường trực đến hơn 700 loài vi khuẩn khác nhau. Khi chúng này kết hợp với lượng tinh bột tự nhiên trong những loại thức ăn gây trướng bụng như đậu, khoai lang, hạt mít luộc sẽ tạo ra khí hydro và metan.
Những khí này nếu tích tụ thì sẽ gây nên hiện tượng đầy hơi. Vì thế đánh rắm là cách cơ thể bạn tống khứ lượng khí thừa này ra khỏi cơ thể. Vì vậy mới xảy ra trường hợp ăn hạt mít lại xì hơi đấy.
Có những câu chuyện cười ngất với hạt mít, không ít người đã khốn đốn vì phản ứng phụ của nó.
Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi?, một số người có thể trải qua hiện tượng xì hơi hoặc cảm giác ngứa ngáy họng. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Tác động kích thích: Hạt mít có chất lignin, một loại chất sợi có thể làm kích thích niêm mạc trong cổ họng. Khi bạn ăn hạt mít, hạt có thể tác động lên niêm mạc và gây ra cảm giác kích thích, làm bạn xì hơi hoặc cảm giác ngứa ngáy họng.
- Tính chất dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với hạt mít hoặc các thành phần trong hạt mít. Khi tiếp xúc với hạt, họ có thể trải qua phản ứng dị ứng như xì hơi, sổ mũi, hoặc ngứa ngáy. Dị ứng thường xuất hiện trong một vài phút sau khi tiếp xúc.
- Nhấm nháp không đủ: Khi ăn hạt mít, nếu bạn không nhấm nháp kỹ, các mảnh hạt có thể làm kích thích niêm mạc trong cổ họng, gây ra cảm giác xì hơi.
- Nhạy cảm với một số hợp chất trong hạt mít: Hạt mít có chứa một số hợp chất sinh học như enzim chitinase, chitin và các protein có thể làm kích thích một số người có niêm mạc nhạy cảm.
Nếu bạn trải qua cảm giác xì hơi sau khi ăn hạt mít và không gặp vấn đề gì nghiêm trọng, bạn có thể hạn chế tiếp xúc với hạt mít hoặc nhai kỹ hạt trước khi nuốt. Tuy nhiên, nếu bạn trải qua phản ứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban, hoặc sưng môi và mặt, hãy ngưng ăn hạt mít và tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra xem có phản ứng dị ứng nào không an toàn hay không.
“Tác dụng phụ”
Hạt mít ăn vào là có phản ứng phụ không hay ho, còn làm người ăn có phen ngượng chín mặt.
Anh Lê Văn Dũng (Hà Nam) kể về phen khốn đốn khi về ra mắt bố mẹ vợ tương lai. Anh đóng quân ở Sơn Tây nên mang xuống cho nàng quả mít chín. Hai đứa ăn một phần ba, còn nàng đem cho hết.
Nhưng nhìn chỗ hạt mít mẩy ngon, lại chưa đến giờ đi nên nàng tiếc của giời cho lên bếp lò rang thơm nức, rồi hai đứa dựa vào nhau nhí nhách ăn.
Quá trình tiêu hóa các thực phẩm giàu tinh bột và gây trướng bụng như hạt mít sẽ sản sinh ra khí hydro và metan, gây hiện tượng đầy hơi, thoát ra ngoài qua hậu môn.
Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội, hạt mít không có tính độc, thậm chí còn được người miền Trung như khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh sử dụng và coi như lương thực chống đói thời còn thiếu thốn. Ngày xưa gạo không có nhiều, mít lại sẵn, nên người dân lấy hạt mít để luộc, có nơi mọi người rửa sạch hấp với cơm ăn.
Về khoa học, giá trị dinh dưỡng của hạt mít rất cao, tất cả dưỡng chất như protein, tinh bột và chất béo đều nhiều hơn gạo, lại không độc hại, nên được sử dụng như thực phẩm từ đời này qua đời khác.
Tuy nhiên, ăn nhiều hạt mít sẽ gây tác dụng phụ, sản sinh ra nhiều khí thải, khó chịu, nhất là những người có khả năng tiêu hóa kém, chậm. “Thường những thực phẩm dinh dưỡng cao sẽ tiêu hóa chậm hơn. Do vậy, khi ăn nhiều hạt mít vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình sinh hơi. Người bụng dạ yếu, tiêu hóa kém sẽ bị trung tiện, sinh ra nhiều hơi hơn, khó tiêu”, 6W nói.
Xì hơi khi ăn hạt mít là tốt hay xấu?
Thức ăn thông thường vào cơ thể sẽ di chuyển xuống ruột non, rồi hấp thụ dễ dàng qua thành ruột bởi các enzyme tiêu hóa. Tuy nhiên, với thực phẩm giàu tinh bột và dễ gây trướng bụng như hạt mít khi vào ruột, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa các thực phẩm này sẽ sản sinh ra khí hydro và metan, gây ra hiện tượng đầy hơi, thoát ra ngoài qua hậu môn. Xì hơi khi ăn hạt mít là tốt hay xấu?
“Khí thải” có mùi hôi khó chịu do đây là các khí hydro sunfua và mercaptans chứa lượng nhỏ lưu huỳnh. Những thực phẩm như hạt mít hay trứng khi ăn vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa thường sản sinh ra khí sunfua.
Vì lý do trên nên dù hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt, có lợi cho sức khỏe, nhưng người dân, đặc biệt là người tiêu hóa kém không nên ăn nhiều.
Còn trong Đông y, theo Lương y Nguyễn Thanh Thúy – Phòng khám Đông y Ích Thọ Đường, hạt mít tính lành, có tác dụng hành khí, trung tiện, thường được sử dụng trong những trường hợp như: sau phẫu thuật không đại tiện được, bí đại tiện, căng bụng, trướng bụng, đầy hơi…
Tuy nhiên, bà Thúy cũng khuyến cáo rằng, hạt mít cũng như tất cả các loại thực phẩm khác, tuy lành tính, lại nhiều tác dụng nhưng không nên ăn nhiều. “Bởi ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa, sinh hơi, rất khó chịu”. Do đó Xì hơi khi ăn hạt mít là tốt hay xấu. Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi?
Những món ăn tương tự dễ bị “xì hơi” khi ăn
Đậu, khoai lang, hạt mít luộc… là những loại thực phẩm ngon miệng, giúp bạn tiêu hóa tốt và thậm chí có thể giảm được cân, nhưng nếu ăn quá nhiều đôi khi là phản tác dụng, dễ gây “mất đoàn kết nội bộ và nghi ngờ lẫn nhau”. Tại sao những thực phẩm này lại là nguyên nhân khiến chúng ta liên tục “xì hơi” nhỉ?
Hiện tượng “xì hơi” không có gì đáng xấu hổ cả vì thực tế đó là cơ chế tự nhiên của cơ thể, nó có tên khoa học là trung tiện hoặc đầy hơi. Nhưng nếu như bạn ăn quá nhiều đậu, khoai lang hay hạt mít luộc thì hiện tượng “xì hơi” thường “có mùi” và phát ra với tần suất lớn. Đừng vội đổ lỗi cho thực phẩm, thay vào đó, bạn hãy chú ý tới hơn 700 loài vi khuẩn khác nhau đang ẩn náu trong ruột của chúng ta.
Khi những người bạn nhỏ này kết hợp với đậu, khoai lang, hạt mít luộc hoặc bất cứ thực phẩm nào gây trướng bụng, hiện tượng “xì hơi” sẽ xuất hiện… liên tục. Khi những thực phẩm này đi vào trong miệng, di chuyển xuống ruột non, các loại đường có trong đậu, khoai lang, hạt mít luộc được đưa vào cơ thể thông qua thành ruột non, các enzim tiêu hóa phá vỡ chúng thành các thành phần nhỏ hơn để dễ hấp thụ hơn. Protein được chia thành các chuỗi axit amin, chất béo được chia thành axit béo và glycerol, một số tinh bột thành đường đơn giản. Chúng được hấp thu qua thành ruột để trở thành năng lượng cho cơ thể của bạn.

Với các loại thực phẩm dễ gây trướng bụng nếu ăn nhiều như đậu, khoai lang, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm chạp và không trơn tru như bình thường. Ví dụ như trong đậu có chứa một loại đường tên là oligosaccharides. Những phân tử đường này có kích thước khá lớn nên việc chia tách thành các phần tử nhỏ hơn gặp khó khăn, do đó, khi vào tới ruột già, hầu như các phân tử này vẫn còn nguyên vẹn.
Tại đây, có hơn 700 loài vi khuẩn đang ẩn náu, chỉ trực chờ các “viên đường” đến là ngay lập tức vi khuẩn tấn công, thâm nhập và ăn chúng. Khi vi khuẩn tấn công các phân tử đường này tạo ra khí hydro và metan.
Khi bạn nuốt quá nhiều không khí hoặc ăn những thực phẩm mà hệ thống tiêu hóa của bạn không thể tiêu hóa dễ dàng… thì khí này sẽ tích tụ và gây nên hiện tượng đầy hơi. Cách duy nhất để lượng khí/ hơi dư thừa này thoát ra khỏi cơ thể là thông qua hậu môn.
Xì hơi là dấu hiệu cơ thể khỏe mạnh
Theo các nhà khoa học Đan Mạch, xì hơi nhiều biểu hiện cơ thể đang ăn thực phẩm lành mạnh và hấp thụ đủ chất xơ.
Dù khiến bạn xấu hổ nơi công cộng, xì hơi là dấu hiệu cho thấy bạn đang hấp thụ thức ăn lành mạnh, Times of India đưa tin.
Trong nghiên cứu của Đại học Copenhagen (Đan Mạch), các nhà khoa học đã tuyển chọn 75 tình nguyện viên để phân tích ảnh hưởng của ngũ cốc nguyên hạt đến ruột. Những người tham gia được chia làm hai: Nhóm đầu ăn những sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, nhóm còn lại ăn những sản phẩm ngũ cốc không nguyên hạt. Kết quả, những tình nguyện viên thuộc nhóm thứ nhất xì hơi và đi vệ sinh nhiều hơn trong ngày.
“Chúng tôi nhận thấy những người ăn ngũ cốc nguyên hạt hay xì hơi hơn”, trưởng nhóm tác giả là Stine Vuholm nói. “Trong khi đó, những người không ăn ngũ cốc nguyên hạt thường cảm thấy đầy bụng và mệt mỏi”. Theo bà, thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt bảo toàn được lượng dưỡng chất có trong hạt. Khi được hấp thụ, chất xơ từ các loại thức ăn này không bị phá hủy mà đến ruột già rồi lên men nhờ các vi khuẩn đường ruột. Điều này dẫn đến hình thành khí trong cơ thể, giải thích tại sao người ăn lại hay xì hơi.
Đối với những tình nguyện viên còn lại, ngũ cốc được xử lý mất đi lớp vỏ khiến lượng vitamin cùng dưỡng chất giảm mạnh, gây mất ổn định lượng đường huyết có thể là nguyên nhân của sự mệt mỏi và nặng nề.
Ăn hạt mít có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, hạt mít có tác dụng bổ trung, ích khí và gây trung tiện, thông tiểu tiện. Trong dân gian thường dùng hạt mít luộc, rang, nướng, hấp cơm ăn đều rất thơm, ngon, bùi. Các nhà ẩm thực chế biến hạt mít trong món chân giò hầm, giã bột làm bánh… đều rất thơm, ngon bùi.
Đặc biệt bà con vùng mít xưa thường phơi khô làm lương thực dự trữ trong tháng ba ngày tám để cứu đói. Các nhà dinh dưỡng cho rằng hạt mít giàu dinh dưỡng, 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Trong hạt mít rất giàu magiê, vào cơ thể cùng canxi giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương. Hạt mít chứa hàm lượng chất xơ cao, ngừa táo bón, giải độc, thải độc tố, giúp cho gan khỏe mạnh.
Ăn hết múi mít rồi thì gom hạt mít lại rửa sạch rồi đem rang hoặc luộc chín rồi ăn tiếp. Ở đó có những câu chuyện vui, những suy nghĩ đơn sơ với tràn đầy tiếng cười của cái tuổi chỉ biết ăn rồi ngủ, vô lo, vô nghĩ.
Với những người đã từng ăn hạt mít chắc chắn đã từng gặp cảnh ngượng ngùng bởi những tác dụng phụ của nó. Đó là xì hơi. Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao ăn hạt mít lại bị xì hơi chưa?
Thật ra đó ko phải là lỗi của hạt mít. Hiện tượng này xảy ra bởi trong ruột của chúng ta luôn thường trực đến hơn 700 loài vi khuẩn khác nhau. Khi những “vị khách không mời” này kết hợp với đường trong những loại thức ăn gây trướng bụng như đậu, khoai lang, hạt mít luộc…tạo ra khí hydro và metan.
Những khí này nếu tích tụ thì sẽ gây nên hiện tượng đầy hơi. Vì thế xì hơi là cách cơ thể bạn tống khứ lượng khí thừa này ra khỏi cơ thể.
Sau đây là một số tác dụng cụ thể của hạt mít.
Chống thiếu máu
Trong hạt mít chứa rất nhiều sắt, đây là một thành phần quan trọng của hemoglobin. Giúp làm tăng khả năng sản xuất các tế bào hồng cầu, do đó tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật. Hạt mít được biết là rất tốt cho người bị thiếu máu, chúng giúp điều trị thiếu máu và ngăn ngừa một số rối loạn về máu, đồng thời chống lại sự suy nhược, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt liên tục.

Tăng cường hệ miễn dịch
Hạt mít có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong hạt mít còn chứa hàm lượng kẽm mà cơ thể cần, giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Hạt mít chứa canxi giúp thúc đẩy xương khỏe mạnh. Hàm lượng kali có trong hạt mít giúp xương chắc khỏe đồng thời còn giúp giảm rủi ro liên quan đến huyết áp, rối loạn thận.
Săn chắc cơ bắp: với những người tập thể thao, gym hoặc muốn có một hệ cơ bắp khỏe mạnh thì hạt mính là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nếu bỏ qua tác dụng phụ của nó, bởi vì nó chứa hàm lượng protein cao. Các protein từ hạt mít lại không chứa cholesterol nên rất cần thiết cho những người vận động cơ bắp.
Tốt cho tim mạch
Hạt mít rất tốt cho bệnh nhân tim mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Y học cổ truyền cho rằng hạt mít có thể điều trị táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Hạt mít là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Ngừa táo bón: Hàm lượng chất xơ trong hạt mít là rất cao. Vì thế ăn nhiều hạt mít sẽ ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Trị được táo bón có tác dụng vô cùng tốt đối với việc giải độc của cơ thể
Chống nếp nhăn
Các chất chống oxy hóa trong mít có thể chống lại các gốc tự do gây lão hóa sớm, do đó làm giảm nếp nhăn.
Cải thiện sức khỏe tình dục
Trong hạt mít có chứa nhiều chất sắt và đây là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tình dục và sinh sản.
Ăn hạt mít luộc có tăng cân không?
Câu hỏi ăn hạt mít luộc có tăng cân không có lẽ là một thắc mắc chung của không ít chị em phụ nữ. nếu bạn cũng đang có cùng câu hỏi thì hãy nghe câu trả lời dưới đây nhé.
Trên thực tế, nếu bạn ăn hạt mít luộc đúng cách thì không hề tăng cân mà còn có tác dụng giúp hỗ trợ giảm cân tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn ăn hạt mít luộc quá nhiều, vượt mức cho phép thì sẽ phản tác dụng. Hàm lượng tinh bột có trong hạt mít là rất lớn, nếu ăn không kiểm soát sẽ dẫn đến sự tích tụ, thừa tinh bột, từ đó nhanh chóng tạo thành mỡ thừa và gây tăng cân. Vậy nên hãy ăn hạt mít đúng cách để không bị tăng cân không mong muốn nhé.

Sữa hạt mít có tác dụng gì?
Ngoài hạt mít luộc thì sữa hạt mít cũng là một thực phẩm được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì vị ngọt thanh tự nhiên mà còn là vì những lợi ích đối với sức khỏe của nó. Vậy sữa hạt mít có tác dụng gì?
- Tăng cường sức khỏe xương
Sữa hạt mít giúp chắc khỏe xương vì trong sữa hạt mít có chứa rất nhiều magie và canxi có khả năng ngăn ngừa tình trạng loãng xương và giúp xương thêm chắc khỏe.
- Ngăn ngừa ung thư
Hạt mít chứa lignans, saponin, isoflavone và phytonutrients giúp ngăn ngừa ung thư. Tất cả các thành phần này bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây tổn hại DNA và làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hạt mít rang có tác dụng gì?
Tuy cho đến nay chưa có nhiều minh chứng cho thấy tác dụng của hạt mít rang nhưng hạt mít có tác dụng gì thì ai cũng đã hiểu rõ. Được biết đây cũng là một món ăn ngon và lạ của trẻ em một số địa phương. 6w sẽ liên tục cập nhật để giúp bạn có thêm nhiều thông tin về công dụng của hạt mít rang. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi nhé.
Tác dụng của hạt mít ngâm rượu
Theo một số nghiên cứu cho thấy rượu hạt mít có tác dụng như sau:
- Tăng cường khả năng tiêu hóa.
- Lưu thông mạch máu.
- Đẹp da.
- Trị huyết áp cao.
- Ngăn ngừa thiếu máu.

Tác dụng của hạt mít trong làm đẹp
Không chỉ mang lại những tác dụng tốt cho sức khỏe mà hạt mít còn là một phương pháp làm đẹp hiệu quả khiến ai ai cũng phải bất ngờ. Bạn đã biết về những tác dụng làm đẹp của hạt mít chưa? Nếu chưa thì hãy cùng 6w tìm hiểu nhé.
Da mịn màng
vitamin A có trong hạt mít giúp cải thiện tình trạng da sần sùi do mụn gây ra, từ đó giúp da trở nên mịn màng và tươi trẻ hơn. Sữa tươi không đường và hạt mít sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời giúp bạn có một làn đẹp mà không lại rất tiết kiệm phải không nào?
Dưỡng ẩm da
Sự kết hợp của hạt mít, sữa tươi không đường và mật ong nguyên chất tạo thành một hợp chất hoàn hảo để dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Ngoài ra, những dưỡng chất có trong hỗn hợp này sẽ giúp cho da của bạn thêm mịn màng và trắng sáng mà ngay cả bạn cũng sẽ thấy bất ngờ đấy nhé.
Làm mờ vết nhăn
Vitamin C trong hạt mít có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp da, tái tạo da mặt và xóa mờ vết nhăn. Chỉ cần kiên nhẫn thực hiện 1 thời gian thì những nếp nhăn sẽ chào thua, bạn sẽ thấy làn da của bạn trẻ trung hơn rất nhiều.

Một số vấn đề về sức khỏe khi tiêu thụ hạt mít
Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn cũng đã thấy được hạt mít có tác dụng gì rồi đúng không? Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đặt ra câu hỏi rằng hạt mít có độc không? Có mang đến những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe của con người chúng ta hay không? Hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời nhé.
Tăng nguy cơ loãng máu khi sử dụng cùng với một số loại thuốc
Khi sử dụng thuốc để chữa bệnh như: aspirin, thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu), thuốc chống tiểu cầu và thuốc chống viêm không chứa steroid (ibuprofen hoặc naproxen), bạn cần lưu ý khi dùng hạt mít.
Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu đã chứng minh rằng chiết xuất hạt mít được cho là có khả năng làm chậm quá trình đông máu, thậm chí ngăn ngừa hình thành các cục máu đông ở người. Do đó, việc dùng chung hạt mít cùng với các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Chứa chất kháng dinh dưỡng
Có thể nhiều người chưa biết thì trong hạt mít thường chứa chất chống độc rất mạnh – gọi là tanin và chất ức chế trypsin, có thể sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa.
- Tanin là một loại polyphenol, thường chứa trong nhiều loại thực phẩm, liên kết với các khoáng chất như kẽm và sắt để tạo thành một khối không hòa tan, nhằm làm giảm đi khả năng hấp thụ các khoáng chất này trong cơ thể.
- Chất ức chế trypsin là một loại protein, được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác nhau (đậu nành, hạt đu đủ và hạt mít), có chức năng không khác gì tanin, chúng làm cản trở quá trình tiêu hóa protein và gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn.
Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia khuyên rằng muốn tận dụng triệt để những công dụng tuyệt vời của hạt mít thì nên luộc hoặc rang lên để tránh những chất kháng dinh dưỡng này.

Ăn hạt mít có nổi mụn không?
Hầu hết phụ nữ thường nghĩ rằng ăn hạt mít cũng sẽ gây nóng cho cơ thể và gây nổi mụn giống như khi ăn mít vậy. Tuy nhiên, trên thực tế thì theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, hạt mít không hề gây nóng cho cơ thể. Hạt mít là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng cho con người. Vì vậy chị em mình ơi, đừng ngại ăn hạt mít chỉ vì những suy nghĩ sai lầm nhé.
Hạt mít mọc mầm có ăn được không?
Một câu hỏi mà không ít người thắc mắc khi sử dụng hạt mít chính là hạt mít đã mọc mầm thì có ăn được không? Câu trả lời cho bạn là không nhé. Nếu ăn phải hạt mít đã nảy mầm thì dạ dày và ruột không chỉ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng vốn có. Ngoài ra nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Vì vậy hãy cố gắng lựa chọn và bảo quản thật tốt để sử dụng hạt mít có tác dụng hiệu quả nhất có thể bạn nhé.
Cách bảo quản hạt mít đúng cách
Như trên bạn cũng có thể thấy hạt mít là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà trước nay nhiều người vẫn còn đang lãng phí. Tuy nhiên nếu không biết bảo quản đúng cách thì sẽ gây ra những chất độc hại không thể lường trước cho con người.
Cách đơn giản nhất là bạn cho hạt mít đã bóc vào trong túi bóng dày và trữ đông trong tủ lạnh. Với cách bảo quản này bạn có thể bảo quản hạt mít được từ 5 đến 6 tháng. Khi muốn sử dụng bạn chỉ cần bỏ ra lượng cần dùng và ngâm trong nước từ 5 đến 10 phút. Như vậy vừa có thể giữ được những chất dinh dưỡng của hạt mít mà không phải sợ những phản ứng ngược.
Cách ngâm rượu hạt mít
Nguyên liệu:
- 1 quả mít
- 1 hũ chứa
Cách thực hiện:
- Dùng dao cắt trái mít ra làm bốn, làm sạch phần mủ mít.
- Dùng đường phèn hoặc đường kính trộn đều với từng múi mít.
- Công đoạn tiếp theo dùng cơm rượu nếp đã lên men trải đều lên đáy bình sau đó bỏ một lớp mít lên, cứ như vậy tuần tự một lớp mít một lớp cơm rượu nếp, sao cho lớp trên cùng là lớp cơm rượu nếp đã lên men. Đậy nắp bình lại khoảng 2 tuần thì mở ra đổ rượu vào.
Kết
Trên đây là những bật mí của 6w về thắc mắc hạt mít có tác dụng gì? tại sao ăn hạt mít lại xì hơi. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để 6w có thêm động lực mang đến nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Tại sao ăn hạt mít, khoai lang lại xì hơi nhiều? Với những loại thực phẩm như hạt mít, khoai lang… đây là những thực phẩm ăn nhiều gây trướng bụng, đầy hơi Quá trình tiêu hoá diễn ra chậm và không trơn tru như bình thường Những phân tử này có kích thước lớn nên việc chia tách thành các phân tử nhỏ gặp khó khăn Khi xuống đến ruột già hầu như các phân tử này vẫn còn nguyên vẹn. Khi đó vi khuẩn tấn công và ăn chúng tạo ra nhiều khí hydro và metan. Vậy Nên khi ăn thực phẩm khó tiêu hoá thì khí tích tụ và gây nên hiện tượng đầy hơi.