Tác dụng của lá đinh lăng là gì bạn đã biết chưa?
Uống nước lá cây đinh lăng mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như bồi bổ cơ thể, giúp an thần, dễ ngủ và chữa các bệnh về xương khớp, tiêu hóa, dị ứng,… Lá cây đinh lăng có thể được sử dụng nấu uống dưới dạng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với các dược liệu khác để cho hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần chú trọng liều lượng, tầng suất và đối tượng nào có thể uống nước lá cây đinh lăng để tránh xảy ra tác dụng không mong muốn.

Ngoài việc được dùng như một loại rau, dùng lá cây đinh lăng chữa bệnh cũng là một trong những cách đã được dân gian áp dụng từ lâu. Để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh từ lá đinh lăng, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Lá đinh lăng là một trong những vị thuốc tốt của Đông y, có thể dễ dàng tìm thấy nó tại các vùng quê Việt Nam. Trong lá cây có thành phần dược tính cao, vì vậy mà rất được tin dùng trong y học cổ truyền. Cùng 6w.com.vn tìm hiểu những tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đặc điểm của lá đinh lăng
Cây đinh lăng còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như nam dương sâm, cây gỏi cá, thuộc họ Cuồng cuồng hay Nhân sâm, được trồng làm cảnh ở nhiều gia đình và làm thuốc trong y học cổ truyền. Đinh lăng có nhiều loại khác nhau được phân biệt dựa trên đặc điểm hình dạng.
Lá cây đinh lăng thuộc họ lá mọc cách, chiều dài từ 20 – 40 cm, kép lông chim 2- 3 lần. Cuống lá dài, hình tròn, màu xanh đậm, mặt trên lá màu xanh dương, mặt dưới bóng hơn. Gân lá hình lông chim, phần gân chính nổi rõ, dễ nhận thấy, đôi khi có thêm 3 – 4 cặp gân phụ. Mỗi loại đinh lăng khác nhau sẽ có đặc điểm của lá khác nhau, cụ thể:
- Đinh lăng lá nhỏ: Lá mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, lá chét, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, các đoạn đều có cuống. Là loại đinh lăng phổ biến nhất hiện nay, lá thường được dùng làm gia vị và làm thuốc.
- Đinh lăng lá to: Lá hình thuôn dài, to hơn rất nhiều so với các loại khác.
- Đinh lăng lá tròn: Lá to, tròn, xen kẽ màu xanh và trắng, do đẹp mắt nên thường được trồng làm cảnh.
- Đinh lăng đĩa: Dáng to, lá to, thường được trồng để làm cảnh, rất ít gặp.
- Đinh lăng lá bạc: Lá xé răng cưa, viền lá có màu trắng, được trồng để làm cây cảnh bonsai.
- Đinh lăng lá răng: Lá xé răng cưa, bản tròn cũng là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng.
- Đinh lăng lá vằn: Lá nhìn giống như những cánh hoa, rất hiếm gặp.
Lá đinh lăng là gì?
- Lá đinh lăng là phần lá cây đinh lăng, hay còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Cây có tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms, thuộc họ Nhân sâm. Lá cây thường được dùng ở dạng khô. Bởi không chỉ bảo quản được lâu mà còn có công dụng tương tự như lá tươi.
- Lá cây có thể được phơi, sấy hoặc sao khô tùy vào mục đích sử dụng. Thường lá khô sẽ được dùng làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, lá tươi còn được dùng làm rau ăn kèm với các món ăn.
- Lá đinh lăng là một vị thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng khô để pha trà hoặc sử dụng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống. Lá đinh lăng có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
9 tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
- Giúp lợi sữa và chữa tắc sữa.
- Công dụng chữa dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay.
- Chữa ho dai dẳng do thời tiết.
- Giúp lợi tiểu, giải độc cơ thể, giảm các triệu chứng cảm sốt.
- Hỗ trợ chữa trị các chứng mất ngủ, khó ngủ.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay.
- Giúp giảm hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
- Lá đinh lăng có chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin… có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da. Bạn có thể xông hơi mặt bằng lá đinh lăng trong khoảng từ 5 đến 10 phút để làm sạch sâu các lỗ chân lông và làm trắng da mặt. Bên cạnh đó, lá đinh lăng cũng có tác dụng trị mụn hiệu quả. Bạn có thể áp dụng công thức mặt lạ lá đinh lăng bằng cách giã nhuyễn lá đinh lăng cùng một chút muối biển sạch, sau đó đắp lên các vùng da có mụn, khi hỗn hợp khô thì rửa sạch lại bằng nước và thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản. Các bạn lưu ý là không đắp lên vùng da có vết thương hở nhé.
Tác dụng của việc uống nước lá cây đinh lăng
Nước lá cây đinh lăng được mọi người sử dụng rộng rãi. Theo bác sĩ Nguyễn Tường Hanh (Chuyên ngành Nội tổng quát – Hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Bắc Ninh), nước lá cây đinh lăng có chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 và chữa nhiều bệnh như:
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng tê chân tay, đau mỏi lưng.
- Giảm ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
- Hỗ trợ chữa trị các tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
- Điều trị ho dai dẳng do thời tiết.
- Giúp lợi sữa và chống tắc ti sữa.
- Giải độc cơ thể, lợi tiểu và giảm các triệu chứng cảm sốt.
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
- Chữa dị ứng thời tiết, dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mề đay.
- Trị mụn và làm trắng da.
- Chữa co giật ở trẻ em
Uống nước lá cây đinh lăng có tốt không?
Uống nước lá cây đinh lăng có tốt không? hẳn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo quan điểm của y học cổ truyền, lá đinh lăng có vị hơi đắng và tính mát. Công dụng chính của loại lá này là chống dị ứng, giải độc thức ăn, chữa táo bón, hay ho ra máu…
Còn theo các nghiên cứu của y học phương Tây thì các thành phần có trong lá đinh lăng tươi mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó nó cũng giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Cụ thể:
- Các vitamin nhóm B có trong lá đinh lăng, nhất là vitamin B1 mang lại tác nhiều tác dụng với tim mạch, thần kinh và cả thị lực của con người.
- Lá đinh lăng có chứa tới 13 loại acid amin vô cùng quan trọng cho sức khỏe con người. Trong đó, Lysin, Methionin và Cystein đóng vai trò chủ đạo nhất.
- Glucozit trong loại lá cây này sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim đồng thời, giảm thiểu đáng kể lượng Na trong tim.
- Alcaloid trong lá đinh lăng mang lại tác dụng tuyệt vời trong việc gây tê, giảm đau.
- Flavonoid là hoạt chất quan trọng giúp ức chế chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Với nhiều công dụng hữu ích như vậy, lá đinh lăng thường được nhiều gia đình sử dụng dưới nhiều dạng như ăn sống, chế biến cùng một số loại thực phẩm,…Đặc biệt, đun lấy nước để uống là cách dùng phổ biến nhất bởi vừa đơn giản, dễ làm mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cách nấu nước lá đinh lăng để uống hàng ngày
Cách nấu nước lá cây đinh lăng cực đơn giản. Bạn thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1 Bạn chuẩn bị 200gr lá đinh lăng.
Chuẩn bị lá đinh lăng
Bước 2 Bạn rửa sạch lá đinh lăng và cho vào ấm nước sôi.
Đun lá đinh lăng
Bước 3 Bạn đậy nắp và đun khoảng 10- 15 phút, rồi gắp hết lá đinh lăng ra, đổ ra ly là có thể thưởng thức.
Nước lá đinh lăng
Uống lá đinh lăng có tác dụng gì? – Chữa đau lưng do yếu tố thời tiết
Khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh đột ngột thì xương khớp là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Lúc này, người trung niên hay lớn tuổi thường bị đau tại vùng lưng. Cơn đau khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi lười vận động, ảnh hưởng đáng kể đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Trong trường hợp bị đau lưng do thời tiết, bạn cũng có thể uống nước lá đinh lăng để thuyên giảm triệu chứng. Cụ thể cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 30g lá và cành đinh lăng tươi cùng rễ cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần mỗi loại 15g.
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đều mang đi rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng với khoảng 800ml nước lọc sạch.
- Sắc đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa rồi tiếp tục đun đến khi thuốc trong ấm chỉ còn 30ml nước thì mới tắt bếp.
- Chia chỗ thuốc sắp được thành 3 lần uống vào sáng, chiều, tối và sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Những tác dụng của lá đinh lăng trong đời sống
Qua một số thông tin về đặc điểm của lá đinh lăng hẳn bạn cũng nắm được, loại đinh lăng thường được sử dụng và phổ biến nhất hiện nay chính là đinh lăng lá nhỏ. Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng vị nhạt hơi đắng, tính mát. Công dụng chính là chống dị ứng, chữa ho ra máu, giải độc thức ăn, chữa kiết lỵ… Do có nhiều công dụng, nên lá đinh lăng thường được sử dụng như rau sống, chế biến thành các món ăn hoặc sắc lấy nước để uống. Vậy lá cây đinh lăng tươi uống có tác dụng gì?
Qua một số thông tin về đặc điểm của lá đinh lăng hẳn bạn cũng nắm được, loại đinh lăng thường được sử dụng và phổ biến nhất hiện nay chính là đinh lăng lá nhỏ. Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng vị nhạt hơi đắng, tính mát. Công dụng chính là chống dị ứng, chữa ho ra máu, giải độc thức ăn, chữa kiết lỵ… Do có nhiều công dụng, nên lá đinh lăng thường được sử dụng như rau sống, chế biến thành các món ăn hoặc sắc lấy nước để uống. Vậy lá cây đinh lăng tươi uống có tác dụng gì?
Một số tác dụng của việc uống nước lá đinh lăng tươi có thể kể đến như:
1. Nước lá đinh lăng bồi bổ sức khỏe cho sản phụ
Sau khi sinh, cơ thể chị em thường yếu đi, cơ thể hư hao đáng kể nên cần được bồi bổ để phục hồi sức khỏe. Có thể uống nước lá đinh lăng hoặc dùng lá đinh lăng nấu canh lấy nước uống để cơ thể tăng cường hấp thụ dưỡng chất.
Cách thực hiện:
- Lấy 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo nước
- Nấu canh thịt hoặc cá, thấy sôi thì cho lá đinh lăng vào, đun đến khi sôi lại rồi tắt bếp, ăn khi còn nóng.
Lưu ý: Không nấu canh lá đinh lăng quá lâu để tránh mất chất dinh dưỡng. Có thể thay thế bằng cách uống nước lá đinh lăng.
2. Lá đinh lăng giúp chữa và ngăn ngừa dị ứng
Với người có cơ địa dị ứng hoặc có dấu hiệu dị ứng có thể dùng nước lá đinh lăng để ngăn ngừa tình trạng này. Bởi lẽ như đã đề cập, công dụng chính của lá đinh lăng chính là chống dị ứng và giải độc thức ăn.
Cách thực hiện:
- Lấy 150 – 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, hãm với 200ml nước sôi, đậy kín nắp, sau 5 – 7 phút thì mở ra, đảo qua đảo lại vài lần rồi chắt ra ly uống nước đầu tiên.
- Tiếp tục cho thêm 200ml nước vào, đun sôi, để lấy nước thứ 2. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng dị ứng biến mất.
3. Dùng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh
Nước lá đinh lăng cũng thường được sử dụng cho các bà mẹ gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa cho con.
Cách thực hiện:
- Lấy 30 – 40g lá đinh lăng, rửa sạch, sắc với 300ml nước ở lửa nhỏ
- Đợi sôi thấy còn 200ml thì tắt bếp, chắt lấy nước,chia làm 2 lần uống khi còn ấm để có tác dụng tốt nhất
Lưu ý: Nếu nước nguội thì nên hâm lại, uống hết trong ngày, không nên uống nước lạnh hoặc để sang hôm sau. Ngoài ra, nếu nhà bạn không trồng đinh lăng, để tiện sử dụng, nên sao vàng, bảo quản lá trong hủ thủy tinh rồi hãm lấy nước uống như chè. Bên cạnh đó, có thể lấy 50 – 100g lá đinh lăng băm nhỏ với 1 cái bong bóng lớn, nấu thành cháo với gạo nếp để chữa ít sữa.
4. Chữa đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt
Không chỉ giúp lưu thông tuyến sữa, việc uống nước lá đinh lăng còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ lưu thông khi huyết, chữa rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định đường huyết. Nước lá đinh lăng cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các cơn đau vùng bụng và cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá cành và lá đinh lăng vừa đủ dùng, rửa sạch, sao vàng, bảo quản nơi khô ráo
- Mỗi ngày, sắc lá và cành đinh lăng với nước uống thay chè, kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả.
5. Chữa bệnh về tiêu hóa
Một công dụng khác của nước lá đinh lăng chính là hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa. Có thể kể đến như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi. Chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng, sắc với nước uống liên tục trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng về tiêu hóa cải thiện đáng kể.
6. Uống nước lá đinh lăng chữa đau lưng do thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi, xương khớp nhất là vùng lưng dễ bị đau nhức khó chịu. Một trong những biện pháp làm giảm đau lưng do thời tiết được nhiều người biết đến là uống nước lá cây đinh lăng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 30g lá cành đinh lăng; cam thảo dây, cúc tần, rễ câu xấu hổ mỗi thứ 15g
- Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, cho vào ấm sắc với 800ml nước
- Thấy còn 30ml nước thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống, sử dụng liên tiếp trong 5 ngày.
7. Lá đinh lăng chữa mất ngủ, giúp an thần, giảm đau đầu
Trong lá đinh lăng có chứa saponin và rất nhiều thành phần quan trọng khác. Các nhà đã chứng minh được rằng dược tính của lá có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não. Điều này tác động rất tốt lên hệ thần kinh.
Bên cạnh đó lá đinh lăng cũng có công dụng tăng cường sức đề kháng, an thần và thông kinh lạc… Sử dụng lá đinh lăng giúp người bệnh an thần, ngủ ngon giấc và sâu giấc hơn. Đối với người bệnh có triệu chứng đau đầu thì lá đinh lăng có thể phát huy công dụng giảm đau, cải thiện tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, khi thức dậy, người dùng còn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.
Các cách sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ:
- Sử dụng gối đinh lăng chống mất ngủ: Lá non cây đinh lăng lá nhỏ và rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn còn bám trên lá. Sau đó đem phơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá. Nên phơi lá vừa tới, tránh bị ròn, kiểm tra lá còn có độ dẻo nhất định là có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp xong rồi đem lá đi hút ẩm ở nhiệt độ quy định. Sau đó trộn với bông gòn và lá đinh lăng một lượng vừa đủ và phù hợp để làm ruột gối đinh lăng. Làm sao để ruột gối không bị nhiều đinh lăng gây mùi hắc, sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.
- Sử dụng đinh lăng làm các món ăn hàng ngày. Các món ăn phổ biến là món trứng chiên, cá kho và cháo tim heo… Đây còn là các món ăn tốt cho việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Giúp cải thiện đường tiêu hóa
Nước lá đinh lăng hỗ trợ việc điều trị các chiệu trứng khó chịu về tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi bằng cách sử dụng một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày, các triệu chứng về tiêu hóa sẽ được cải thiện.
Tác dụng của lá đinh lăng Tốt cho người mới ốm dậy
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ, có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Làm trắng da Tác dụng của lá đinh lăng
Hiện nay, có rất nhiều mẹo làm trắng da, trong đó đinh lăng được đánh giá là cho kết quả cao và khá an toàn. Với mẹo làm trắng da này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy nước lá đã đun sôi tắm như bình thường. Nếu nhà có bồn tắm, bạn nên đổ nước lá này vào bồn và ngâm mình trong nước lá khoảng 20-30 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.
Tác dụng của lá đinh lăng – trị mụn
Không chỉ chữa được nhiều bệnh lý mà dùng lá đinh lăng trị mụn cũng mang lại hiệu quả tốt. Cách thực hiện như sau: Đem lá đinh lăng tươi đi rửa sạch, cho thêm ít hạt muối vào để giã nhuyễn. Dùng hỗn hợp này để đắp lên vùng da có mụn, chờ cho đến khi chúng khô lại thì bỏ đi và rửa sạch với nước.
Để mang đến tác dụng như mong muốn, hãy thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối. Cứ kiên trì áp dụng theo cách này trong vòng 2 tuần, bạn sẽ thấy mụn giảm bớt, da dẻ cũng trở nên mịn hơn.
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá cây đinh lăng
Đinh lăng là loại cây không còn xa lạ gì đối với nhiều gia đình. Nó thường được dùng như một loại rau để ăn kèm với các món gỏi hoặc cũng có thể dùng loại lá này để nấu thành nhiều món ăn.
Bên cạnh đó, có thể uống nước lá cây đinh lăng chữa bệnh. Theo Đông y, lá của loại cây này có vị đắng, tính mát, có khả năng chống dị ứng, trị ho ra máu, bị kiết lỵ… Dưới đây là các bái thuốc chữa bệnh bằng lá cây đinh lăng mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Tác dụng Trị bệnh tiêu hóa của lá đinh lăng
Nếu bị các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy… người bệnh có thể dùng lá đinh lăng nấu nước uống để chữa trị. Chỉ cần chuẩn bị lá đinh lăng tươi, mang đi rửa sạch sau đó cho vào nồi và sắc lên cùng với nước. Khi thấy nước đã sôi kỹ, chắt lấy nước để uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm bớt.
Dùng lá cây đinh lăng chữa bệnh thận
Với tác dụng lợi tiểu, cây đinh lăng còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận, nhất là sỏi thận. Để chữa trị chứng bệnh này, bệnh nhân chỉ cần lấy lá đinh lăng ép lấy nước uống, thực hiện hàng ngày để nó mang lại tác dụng như mong muốn.
Tác dụng Trị vết thương ngoài da của lá đinh lăng
Trường hợp không may bị thương và chảy máu, giã nát một nắm lá đinh lăng tươi và đắp vào vết thương. Lưu ý là phải rửa sạch lá thuốc trước khi sử dụng. Bởi điều này sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng cho bệnh nhân khi sử dụng. Đắp lá thuốc đinh lăng có tác dụng cầm máu và giúp vết thương mau lành hơn.
Chữa đau sưng khớp
Nếu còn băn khoăn lá đinh lăng chữa được bệnh gì thì trị đau cơ, sưng khớp là một câu trả lời dành cho bạn. Để điều trị, hãy lấy khoảng 40g lá đinh lăng tươi mang đi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng bị sưng đau. Khi thấy bã đã khô hãy thực hiện lượt khác. Cứ thường xuyên làm theo cách này, các vị trí sưng đau sẽ được giảm bớt.
Tác dụng Phòng ngừa dị ứng của lá đinh lăng
Chuẩn bị khoảng 150g – 200g lá đinh lăng tươi, đem đi rửa sạch. Đun sôi khoảng 200ml rồi cho lá đinh lăng vào, đậy nắp kín. Cứ sau vài phút lại mở nắp ra, dùng đũa đảo đều. Điều này sẽ giúp cho các hoạt chất có trong lá thuốc được tan ra hết. Khoảng 5 – 7 phút ngâm, chắt lấy nước để uống. Để dùng lần 2, hãy đổ thêm khoảng 200ml nước vào rồi đun sôi lên là được.
Dùng lá đinh lăng chữa bệnh ho lâu ngày
Lá đinh lăng tươi rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và bảo quản trong túi kín để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng 10 – 12g lá đinh lăng khô đem nấu lên với nước để uống thay nước lọc. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giúp cho các triệu chứng ho lâu ngày được giảm bớt.
Lá cây đinh lăng chữa bệnh mất ngủ
Chuẩn bị khoảng 24g lá đinh lăng tươi, 20g lá vông, 20g tang diệp, 12g tâm sen, 16g liên nhục. Cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi và đun sôi lên với khoảng 400ml nước. Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy lượng nước ở trong nồi cạn còn 150ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc vừa thu được để chia thành 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị chứng mất ngủ kéo dài, cơ thể mệt mỏi khó tập trung.
Ngoài cách trên, bạn cũng có thể lấy lá đinh lăng khô rang vàng hạ thổ rồi đem làm gối. Gối đầu bằn lá đinh lăng sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon, sâu hơn và có được một tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.
Phòng ngừa co giật ở trẻ nhỏ
Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, hãy lấy lá đinh lăng (có thể dùng cả lá già hoặc lá non) đem phơi thật khô. Sau đó lót vào gối hoặc trải chúng xuống dưới giường cho bé nằm. Cách này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, ngăn ngừa được các cơn co giật cho bé. Ngoài ra, cách này cũng sẽ hạn chế được tình trạng bé ra mồ hôi trộm.

Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh
Đối với phụ nữ sau sinh, tẩm bổ cho cơ thể bằng những món ăn vừa ngon, vừa an toàn là điều cần thiết. Dùng lá đinh lăng để nấuvới thịt, cá thành các món ăn là một trong những cách giúp lợi sữa, bồi bổ cho mẹ sau sinh. Cách thực hiện như sau: Lấy khoảng 200g lá đinh lăng tươi đem rửa sạch. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào nồi để nấu. Khi thấy nồi thịt đã sôi, cho lá đinh vào rồi đun cho vừa chín tới rồi tắt bếp. Cho món ăn ra tô và ăn khi nóng, thường xuyên ăn những món ăn từ lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài.
Lá đinh lăng có tác dụng Giúp da trắng sáng
Không chỉ được dùng để chữa bệnh, loại lá cây này còn có thể đem lại cho chị em một làn da mịn màng và trắng sáng. Bạn chỉ cần lấy lá đinh lăng rửa sạch, nấu thành nước và pha với nước lạnh để tắm hàng ngày. Cách này vừa an toàn, vừa đem lại tác dụng đáng kể trong việc làm trắng da. Do đó, các chị em nên tham khảo và áp dụng cách này cho bản thân.
Uống nước lá cây đinh lăng chữa bệnh tắc tia sữa cho sản phụ
Phụ nữ sau sinh nếu bị tắc tia sữa hoặc sữa không về, hãy lấy lá đinh lăng rửa sạch, cho vào nồi đun sôi. Chắt lấy nước này để dùng khi còn ấm, khi đã nguội thì phải hâm lại để dùng. Ngoài ra, có thể lấy lá đinh lăng phơi khô để hãm với nước sôi và uống thay trà hàng ngày. Nó cũng sẽ mang đến tác dụng tốt.
Công dụng của Lá đinh lăng phơi khô
Không chỉ được dùng dưới dạng lá tươi sắc lấy nước để uống, lá cây đinh lăng còn thường được nhiều người phơi khô hãm với nước như trà. Khi phơi khô, loại lá này có mùi thơm đặc trưng, được đánh giá là dễ uống và uống rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng lá đinh lăng phơi khô nấu nước uống có tác dụng gì, chữa được bệnh gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số công dụng của lá đinh lăng khi được dùng dưới dạng khô:
1. Lá đinh lăng chữa nổi mề đay, mẩn ngứa
Nước lá đinh lăng cũng phù hợp với người bị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng nhất là dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng lớn lá đinh lăng, rửa sạch, phơi khô
- Mỗi ngày lấy 80g lá đinh lăng khô sắc với 500ml nước
- Đun sôi, thấy còn 250ml nước thì tắt bếp, uống khi còm ấm
- Sử dụng liên tục trong 10 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
2. Dùng lá đinh lăng chữa ho lâu ngày không khỏi
Như đã để cập, lá đinh lăng còn được sử dụng để chữa ho. Nếu bạn thắc mắc không biết uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời cho bạn.
Cách thực hiện:
- Lấy một lượng vừa đủ lá đinh lăng, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng cho vào hũ để dùng dần
- Mỗi ngày lấy 10 – 12g lá đinh lăng khô, đun với lửa nhỏ, uống thay nước
- Kiên trì sử dụng liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm nhanh chóng.
3. Lá đinh lăng khô sử dụng trong các bài thuốc an thần, chữa mất ngủ
Lá đinh lăng sau khi được sơ chế, phơi kho cũng trở thành dược liệu trong một số bài thuốc chữa mất ngủ. Tác dụng của lá khi nay giúp an thần, tăng cường sức đề kháng. Bài thuốc chữa mất ngủ từ đinh lăng:
- Chuẩn bị: lá đinh lăng khô 24g; tam diệp và lá vông (mỗi loại 20g); liên nhục 15g và tâm sen 12g.
- Thực hiện: Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, cho vào ấm sắc với 1l nước cho đến khi cạn còn khoảng 1/3 nước. Chia làm 3 lần uống, sử dụng liên tiếp trong 5 ngày.

Phòng ngừa dị ứng
Chuẩn bị khoảng 150g – 200g lá đinh lăng tươi, đem đi rửa sạch. Đun sôi khoảng 200ml rồi cho lá đinh lăng vào, đậy nắp kín. Cứ sau vài phút lại mở nắp ra, dùng đũa đảo đều. Điều này sẽ giúp cho các hoạt chất có trong lá thuốc được tan ra hết. Khoảng 5 – 7 phút ngâm, chắt lấy nước để uống. Để dùng lần 2, hãy đổ thêm khoảng 200ml nước vào rồi đun sôi lên là được.
Dùng lá đinh lăng chữa bệnh ho lâu ngày
Lá đinh lăng tươi rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô và bảo quản trong túi kín để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng 10 – 12g lá đinh lăng khô đem nấu lên với nước để uống thay nước lọc. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giúp cho các triệu chứng ho lâu ngày được giảm bớt.
Phòng ngừa co giật ở trẻ nhỏ
Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, hãy lấy lá đinh lăng (có thể dùng cả lá già hoặc lá non) đem phơi thật khô. Sau đó lót vào gối hoặc trải chúng xuống dưới giường cho bé nằm. Cách này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, ngăn ngừa được các cơn co giật cho bé. Ngoài ra, cách này cũng sẽ hạn chế được tình trạng bé ra mồ hôi trộm.

Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh
Đối với phụ nữ sau sinh, tẩm bổ cho cơ thể bằng những món ăn vừa ngon, vừa an toàn là điều cần thiết. Dùng lá đinh lăng để nấuvới thịt, cá thành các món ăn là một trong những cách giúp lợi sữa, bồi bổ cho mẹ sau sinh. Cách thực hiện như sau: Lấy khoảng 200g lá đinh lăng tươi đem rửa sạch. Thịt lợn nạc rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào nồi để nấu. Khi thấy nồi thịt đã sôi, cho lá đinh vào rồi đun cho vừa chín tới rồi tắt bếp. Cho món ăn ra tô và ăn khi nóng, thường xuyên ăn những món ăn từ lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài.
Uống nước lá cây đinh lăng chữa bệnh tắc tia sữa cho sản phụ
Phụ nữ sau sinh nếu bị tắc tia sữa hoặc sữa không về, hãy lấy lá đinh lăng rửa sạch, cho vào nồi đun sôi. Chắt lấy nước này để dùng khi còn ấm, khi đã nguội thì phải hâm lại để dùng. Ngoài ra, có thể lấy lá đinh lăng phơi khô để hãm với nước sôi và uống thay trà hàng ngày. Nó cũng sẽ mang đến tác dụng tốt.
Những Lưu ý khi dùng lá cây đinh lăng chữa bệnh
Mặc dù các bài thuốc chữa bệnh từ lá đinh lăng được cho là an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên sử dụng các bài thuốc này ở liều quá cao. Bởi trong thành phần của loại cây này có chứa chất saponin. Nếu sử dụng quá nhiều, nó có thể gây hoa mắt, chóng mặt, khiến cơ thể mệt mỏi… Do đó, chỉ nên dùng với lượng vừa phải. Đặc biệt, không được áp dụng các bài thuốc trên đối với phụ nữ đang mang thai để tránh nguy cơ bị sảy thai.
Thêm vào đó, khi áp dụng các bài thuốc này, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên. Bởi vì chúng không mang lại tác dụng nhanh chóng như thuốc tây mà cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng từ từ. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân cho hợp lý. Nó không chỉ tạo điều kiện cho việc điều trị diễn ra thuận lợi mà còn giúp bản thân tránh được nguy cơ mắc bệnh.
Với việc uống lá đinh lăng, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Về liều lượng, mỗi người không nên sử dụng quá 200 gam lá đinh lăng tươi còn với dạng khô thì không quá 30 gam.
- Không uống lá đinh lăng liên tục trong một thời gian dài.
- Nếu xuất hiện một số dấu hiệu bất thường khi uống lá đinh lăng thì tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng và thăm khám bác sĩ lập tức.
- Uống lá đinh lăng điều trị một số bệnh không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi bởi điều này phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người.
- Chú ý nên sử dụng loại cây đinh lăng có lá nhỏ bởi nó thường có công dụng tốt hơn, chứa các dưỡng chất tương tự như đảng sâm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn cây có 3 năm tuổi trở lên để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
- Việc uống lá đinh lăng để chữa bệnh tốt nhất nên kết hợp với phương pháp khác điều trị khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Chú ý ăn đủ chất và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Các thắc mắc phổ biến
Những tác dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe cơ thể là điều không thể phủ nhật. Tuy nhiên hiệu quả của nó lại phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng của bạn. Và trong quá trình sử dụng không ít người có những thắc mắc tương tự như sau:
Dùng lá đinh lăng dạng nào tốt?
Để dùng lá đinh lăng với mục đích chữa bệnh hay tăng cường sức đề kháng bạn có thể dùng theo dạng khô hoặc dạng tươi.. Trong đó đinh lăng dạng tươi thường được sử dụng phổ biến hơn bởi các hoạt chất chứa trong lá cây đều được bảo toàn khi đưa vào cơ thể người.

Tuy nhiên chúng ta sẽ tốn công sức và thời gian hơn trong việc thu hái, sơ chế và sắc thành nước. Đinh lăng tươi cũng có thể được sử dụng bằng cách chế biến các món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Ngược lại đinh khô có cách dùng tiện lợi, bạn chỉ cần pha như pha trà. Tuy nhiên nó lại mất đi một phần hoạt chất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức đề kháng.
Có nên uống lá đinh lăng thường xuyên không?
Như vậy có thể thấy, nước lá cây đinh lăng rất tốt cho sức khỏe và nhất là những người gặp các vấn đề về thận, gan, hệ tiêu hóa hay mắc chứng mất ngủ…. Vậy uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không, có thể sử dụng thay nước lọc để uống mỗi ngày hay không? Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết, mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng trong cây đinh lăng có chứa nhiều Saponin, dùng quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu…
Chỉ nên sử dụng nước lá đinh lăng với liều lượng cho phép, lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, phá vỡ hồng cầu. Với người khỏe mạnh, tốt nhất không nên dùng lá đinh lăng uống thay nước trà để tránh các tác động xấu đến sức khỏe. Có thể khẳng định, chỉ nên uống nước lá đinh lăng với liều lượng nhất định khi gặp phải các vấn đề đã đề cập trên. Không nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên trong thời gian dài. Nếu thích uống loại nước lá này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trẻ em có được uống nước từ lá đinh lăng không?

Thực tế, đối tượng thích hợp để sử dụng lá đinh lăng nhất chính là sản phụ, phụ nữ đang cho con bú nhưng bị tắc sữa, ít sữa hay gặp các vấn đề về kinh nguyệt. Ngoài ra, nước lá đinh lăng cũng phù hợp cho người mới ốm dậy cần bồi bổ sức khỏe, người bị ho lâu ngày không khỏi, bị mất ngủ, hay bị dị ứng và các vấn đề về xương khớp do thay đổi thời tiết…
Với trẻ em, chỉ có thể sử dụng lá cây đinh lăng ngoài da, phơi khô để dưới gối cho trẻ và nhất định không cho trẻ uống loại nước lá này. Do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, uống nước lá cây đinh lăng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé và có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng nước lá cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ mang thai không được uống nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt nhất không nên sử dụng tùy tiện.
Uống nước lá đinh lăng có giảm cân không?
Uống nước lá đinh lăng có giảm cân không là thắc mắc của không ít chị em hiện nay. Với rất nhiều những công dụng của nó đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, bạn có thể yên tâm sử dụng lá cây đinh lăng giảm béo mà không cần phải đau đầu với các biện pháp giảm cân thông thường như nhịn ăn, uống thuốc giảm béo hay dùng thực phẩm chứng năng.
Bảo quản nước lá đinh lăng như nào
Nếu muốn bảo quản lâu, bạn nên nấu nước lá khô, bởi lá tươi có chứa nhiều men sinh làm biến đổi mùi vị thức uống rất nhanh. Nếu nấu nước uống không hết, bạn có thể đóng chai, lưu ý không nên để ở môi trường ngoài mà nên cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi bảo quản trong tủ lạnh, có thể để tối đa 3 ngày, do đó bạn hãy tranh thủ sử dụng hết, đừng để quá lâu để tránh hư hỏng.
Kết
Tóm lại, với thắc mắc uống nước lá cây đinh lăng có tác dụng gì với sức khỏe thì câu trả lời là rất nhiều tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với lượng nhất định, không nên uống mỗi ngày trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Những thông tin vừa rồi đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc: Tác dụng của lá đinh lăng là gì? Liều dùng, cách dùng hiệu quả. Tuy vậy, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tốt nhất bạn hãy nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia hay y bác sĩ.
Xem thêm: Cây đinh lăng ra hoa có tốt không?