Tổng hợp những món ăn bài thuốc trị chứng mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do tâm tỳ hư tổn, thận hư, âm hư, tâm thận bất giao, tâm hỏa cang thịnh, cũng có thể còn do tâm thần bị sang chấn quá mạnh sinh ra mất ngủ.

Người bệnh thường khó ngủ, ngủ rất ít, thần kinh luôn căng thẳng, giấc ngủ chập chờn, hay mê sảng, váng đầu, tư tưởng không ổn định, hoa mắt chóng mặt, rạo rực bồn chồn, lo âu sợ hãi, hay quên, có khi rối loạn về ngôn ngữ… Đông y có những bài thuốc điều trị chứng bệnh này theo từng thể lâm sàng rất hữu hiệu, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Nguyên nhân của chứng mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa. Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa. Làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.

Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ như sau:

1. Mất ngủ do sinh hoạt

  • Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích.
  • Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên. Do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
  • Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.
  • Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
  • Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ. Sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.

2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể

Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu Migrain có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi.

Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v…

Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây mất ngủ. Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm…

Những tác hại cơ bản của mất ngủ

Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Nhịp sống căng thẳng có thể khiến chúng ta không ngon giấc. Đôi khi làm việc trong thời gian quá dài hay vui chơi quá nhiều đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tăng cân

Thiếu ngủ không chỉ gây nên những ảnh hưởng đến xấu sức khỏe của bạn mà còn chính là “thủ phạm” khiến việc thừa cân ngày càng trầm trọng hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.

Những người thiếu ngủ có hoạt động não bộ nhiều hơn trong các vùng liên quan đến động lực ăn uống. Nhưng lại ít hoạt động ở những vùng có thể giúp lựa chọn thực phẩm lành mạnh, từ đó dẫn đến tăng ham muốn các món ăn nhiều calo.

Giảm trí nhớ

Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ. Giấc ngủ đủ là thời gian phục hồi lại sức lực. Thiếu ngủ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống.

Ảnh hưởng đến làn da

Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ và các phương pháp trị liệu da chỉ cho chúng ta biết. Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol.  Một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể.

Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ da tự nhiên, làm khô da và làm tăng độ nhạy cảm trên da. Từ đó mà lớp biểu bì trở nên yếu và khả năng tự bảo vệ rất kém, nhất là khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Rối loạn tâm lý

Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi…. Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ… Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện của hệ thần kinh.

Bệnh tim mạch

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về tim mạch. Bởi khi đó, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.

Bệnh tiểu đường

Theo nhiều nhà khoa học, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh này chính là insulin, dây dẫn của glucose đến các cấu trúc tế bào. Sự mất cân bằng của glucose (dù tăng hay giảm) cũng gây ra buồn ngủ. Nếu cùng với điều này, xuất hiện thêm các biểu hiện như khô miệng, khát nước, ngứa và mẩn đỏ, huyết áp tăng. Thì bạn cần đến bác sĩ đa khoa hay một bác sĩ nội tiết để tư vấn về bệnh tiểu đường.

Thiếu ngủ sẽ dẫn đến viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress, đường huyết, huyết áp và béo phì, các nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Để có giấc ngủ sâu, chúng ta nên đi ngủ đúng giờ, không quá ăn no vào bữa tối, tránh những thực phẩm khó tiêu. Hạn chế uống rượu, không dùng trà và cà phê vào buổi tối, tập thể dục thường xuyên. Nên uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm buổi tối nếu bạn có thói quen thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Nếu mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị.

Việc điều trị không nên chỉ dựa vào thuốc mà phải chú ý nguyên nhân gây bệnh, tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt…

Sử dụng các món ăn, bài thuốc là một trong những phương pháp trị mất ngủ theo y học cổ truyền rất tốt. Xin giới thiệu một số món ăn đơn giản để bạn đọc tham khảo:

7 món ăn bài thuốc trị chứng mất ngủ hiệu quả

Bài 1:

Thịt lợn nạc 150g, gạo tẻ 100g, phục thần 15g, viễn chí 12g, gia vị, rau thơm vừa đủ.

Phục thần và viễn chí sắc kỹ lấy nước bỏ bã, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Lấy nước thuốc cùng gạo vo sạch. Thịt nạc hầm thành cháo, cháo chín nêm gia vị, hành rau thơm ăn nóng trong ngày.

Công dụng:

Dưỡng tâm, an thần, bổ não, dùng thích hợp cho người bị mất ngủ kéo dài, tim hồi hộp cơ thể suy nhược.

Bài 2

Gạo nếp 50g, hạt sen 60g, nấm linh chi 50g, đường cát trắng 30g, tất cả nấu nhừ thành cháo, ăn cách một giờ trước khi đi ngủ. Dùng liền 1 tuần.

Công dụng:

Bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.

Bài 3

Long nhãn 30g, gạo nếp 50g, hạt sen bỏ tâm 30g.

Cho gạo và hạt sen vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ khoảng 30 phút. Khi gần chín nhừ cho thêm cùi nhãn và các gia vị vừa ăn. Có thể ăn thường xuyên.

Công dụng: Ích tâm thần, giúp ngủ ngon, dùng cho những người mất ngủ mạn tính.

7 món ăn – bài thuốc dễ nấu chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.

Cháo long nhãn hạt sen rất tốt cho người mất ngủ mạn tính.

Bài 4.

Bách hợp, hạt sen, mỗi thứ 30g, thịt lợn nạc 200g. Tất cả ninh nhừ, ăn hết trong 1 lần.

Công dụng:

Bổ thận, mát gan, an thần.

Bài 5

Cùi nhãn tươi 100g, cho vào nồi thêm 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Ăn hàng ngày, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Công dụng:

An thần, giảm đau đầu, giúp dễ ngủ.

Bài 6

Đậu xanh 50g, đường phèn 10g, nước 200ml. Cho tất cả vào nồi đun nhỏ lửa đến khi đậu xanh chín nhừ. Ăn khi còn nóng.

Món ăn này thích hợp với người mất ngủ kéo dài, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng gây khó ngủ.

Bài 7

Hoa bách hợp tươi 25g, cá diếc 2 con khoảng 500g, dầu thực vật, gừng tươi, gia vị vừa đủ.

Tỉa cánh hoa bách hợp rửa sạch, cá diếc rửa sạch, mổ bỏ nội tạng, cho dầu thực vật vào chảo nóng già cho cá diếc vào rán qua. Sau đó cho nước vào chảo, đun nhỏ lửa đến sôi, cho hoa bách hợp vào cùng gia vị vào đun tiếp cho chín, bắc ra ăn nóng. Ăn liền 1 tuần.

Công dụng:

Kiện tỳ, ích khí, thanh tâm, an thần.

Lưu ý: Không sử dụng các chất có chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, thuốc lào trà đặc. Hạn chế ăn thức ăn khô, cay, nóng. Không ăn quá no trước khi đi ngủ.

Mất ngủ do tâm tỳ hư

Người bệnh thường mất ngủ tăng dần, tinh thần uể oải, phờ phạc, hay quên, tâm hồi hộp rạo rực, ăn uống kém, chân tay mềm nhão, thỉnh thoảng đau vùng trước tim, lồng ngực nặng kèm khó thở, chất lưỡi bệu nhạt, bụng sôi ậm ạch, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, chân tay lạnh, da bụng dày, môi và niêm mạc nhợt nhạt, cơ thể yếu mệt. Phép trị là bổ tâm tỳ. Dùng một trong các bài:

Bài 1: bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, sơn thù 12g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, cao lương khương 12g, nhục quế 6g, ngũ vị 10g, phục thần 12g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 20g, cam thảo 12g, đại táo 7 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tỳ thổ, cân bằng âm dương, ổn định chức năng tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Bài 2: hoàng kỳ 16g, phòng sâm 16g, nhục quế 8g, ngũ vị 12g, bán hạ 10g, viễn chí 12g, phục thần 12g, hắc táo nhân 16g, bạch truật 16g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, trần bì 12g, đinh lăng 16g, cam thảo 12g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tâm, bổ tỳ, an thần định chí.

Mất ngủ do tỳ hư

Mất ngủ do suy nhược thần kinh

Người bệnh luôn căng thẳng, đau váng đầu, ù tai, giấc ngủ chập chờn hoặc không ngủ được, trằn trọc, tâm rạo rực, căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Phép trị là bổ thần kinh, an thần dưỡng tâm. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá vông, lá dâu mỗi vị 24g; củ đinh lăng 20g, trinh nữ hoàng cung 20g, hà thủ ô 16g, bạch thược 12g, phục thần 12g, đương quy 12g, thảo quyết minh 16g (sao vàng kỹ), cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tâm, an thần định chí.

Bài 2: lạc tiên 20g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 12g, phục thần 10g, rau má 20g, chi tử (sao) 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, viễn chí 12g, đại táo 7 quả, lá vông 24g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Tùy chứng mà gia giảm cho phù hợp.

Bài 3: trinh nữ hoàng cung 20g, tang diệp 20g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, mạch môn 16g, ngưu tất 12g, thạch hộc 12g, táo nhân 16g, viễn chí 12g, cam thảo 12g, đại táo 7 quả, bạch thược 10g, hạt sen 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Tùy chứng mà gia giảm cho phù hợp.

Mất ngủ do suy nhược thần kinh

Mất ngủ do âm hư hỏa vượng

Người bệnh bị mất ngủ kéo dài, đau lưng, ù tai, đầu nặng, choáng váng từng cơn, mắt thâm quầng, thỉnh thoảng toát mồ hôi. Nếu là nam giới dễ bị di tinh, hoạt tinh. Phép chữa: tư âm, giáng hỏa, an thần. Dùng một trong các bài:

Bài 1: thục địa 16g, hoài sơn 16g, đan bì 10g, chi tử 12g, sơn thù 16g, trạch tả 16g, rau má 24g, mạch môn 20g, tri mẫu 12g, thạch hộc 16g, thân cây mía 40g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: thục địa 16g, phục thần 12g, bá tử nhân 10g, sừng tê giác 4g (không có sừng tê giác thay bằng sừng trâu 10g), nhân sâm 10g, huyền sâm 10g, chi tử 16g, đương quy 20g, ngưu tất 16g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, hắc táo nhân 20g, tang diệp 24g, lá vông 24g, thân cây mía 40g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng từ 7 – 10 ngày liền. Công dụng: tư âm, thanh hỏa, an thần.

Gợi ý 11+ cách đi ngủ nhanh được áp dụng phổ biến

Nếu như đang loay hoay mỗi đêm vì trằn trọc khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khi thức dậy người mệt mỏi, khó chịu, bạn có thể thử áp dụng 11 cách ngủ nhanh sau đây để cải thiện tình trạng mất ngủ.

Áp dụng cách ngủ nhanh của quân đội Mỹ

Môi trường quân đội Mỹ luôn thường trực nguy hiểm và đòi hỏi áp lực rất cao, mọi hoạt động đều phải đảm bảo sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung nhất định. Giấc ngủ luôn có liên quan mật thiết đến chất lượng hoạt động của cả một ngày dài. Vì vậy, các thành viên của quân đội Mỹ luôn có một “bí kíp bỏ túi” để giúp họ có được giấc ngủ nhanh chóng và chất lượng chỉ trong 1 – 2 phút.

Bí kíp này đã được áp dụng từ trước khi bước vào Thế chiến thứ II bởi lực lượng hải quân và phi công Mỹ. Đến nay, 96% người áp dụng phương pháp này đều có thể ngủ trong vòng 120 giây, nếu kiên trì luyện tập trong vòng 6 tuần.

Cách để ngủ nhanh theo quân đội Mỹ như sau:

  • Thả lỏng tất cả các cơ trên khuôn mặt, bao gồm: lưỡi, hàm, mắt, miệng.
  • Buông lỏng lần lượt 2 vai, cổ, cánh tay và cẳng tay từng bên một cách thoải mái nhất có thể.
  • Hít thở đầy hơi vào trong lồng ngực. Sau đó tiếp tục thả lỏng 2 chân, thư giãn toàn bộ cơ thể.
  • Xóa bỏ những suy nghĩ trong đầu chỉ trong 10 giây bằng cách: Tưởng tượng mình đang nằm ở một chiếc thuyền trôi nhẹ nhàng trên mặt hồ yên tĩnh, dưới bầu trời trong xanh. Hoặc lặp đi lặp lại 2 từ “đừng nghĩ” liên tục trong đầu suốt 10 giây

Cách ngủ nhanh và sâu nhờ bấm huyệt đạo

Các huyệt đạo tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, áp dụng cách bấm huyệt chữa mất ngủ tại các vị trí huyệt đạo sau đây sẽ giúp tâm trí thư giãn và ngủ ngon hơn:

Ấn huyệt thần môn (huyệt trên cổ tay, ở phía dưới ngón tay út): Động tác này sẽ kích thích lên hệ thần kinh, làm dịu tâm trí, giúp bạn thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Ấn huyệt nội quan (huyệt nằm giữa hai gân tay ở mặt trong của cổ tay): Thực hiện ấn đúng cách đối với huyệt này không chỉ giúp bạn ngủ ngon mà còn chữa trị các cơn đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn… hiệu quả.

Ấn huyệt phong trì (huyệt nằm giữa 2 vùng rãnh cơ cổ phía sau gáy): Việc tác động vào huyệt sau gáy sẽ hạn chế các triệu chứng của bệnh hô hấp phát tác làm gián đoạn giấc ngủ như: ho, khó thở…

Ấn huyệt dũng tuyền (huyệt nằm dưới lòng bàn chân): Ấn huyệt này đều đặn trước khi đi ngủ giúp bạn giải phóng năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Bài tập yoga theo tư thế “em bé” – cách đi vào giấc ngủ nhanh hơn

Yoga vốn là một bộ môn vận động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tinh thần phấn chấn, tích cực, ổn định tâm trạng và cảm xúc, rất tốt cho những người thường xuyên bị mất ngủ. Bài tập tư thế “em bé” trong yoga là một trong những phương pháp nổi tiếng chữa trị mất ngủ và chăm sóc hệ thần kinh hiệu quả.

Bạn đọc hãy theo dõi và thực hiện bài tập theo các bước sau đây.

  • Quỳ 2 gối trên sàn (hoặc thảm yoga để tránh trơn trượt), đưa mông đặt vào sau 2 gót chân.
  • Từ từ vươn thân trên lên phía trước và duỗi thẳng 2 tay dọc theo thân trên áp xuống sàn.
  • Tách 2 đầu gối rộng bằng hông và thẳng với 2 bàn chân, sau đó từ từ đưa 2 chân lại gần nhau sao cho 2 ngón chân cái chạm vào nhau.
  • Tiếp tục tách 2 đầu gối sang hai bên thật chậm rãi. Sau đó thở ra nhẹ nhàng, hạ thân người xuống chạm vào 2 đùi, phần mông chạm vào 2 bàn chân phía sau, 2 tay để dọc theo thân và hướng lòng bàn tay lên trên.

Ngâm chân trước khi đi ngủ với gừng tươi giúp dễ ngủ

2 bàn chân được ví như “trái tim thứ 2 của cơ thể”, chứa đến hơn 60 huyệt đạo quan trọng, liên kết với rất nhiều đầu dây thần kinh, tác động đến hệ thần kinh. Do đó, ngâm chân với thảo dược được xem liệu pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 100g gừng đã rửa sạch, giập nát, muối trắng và 2 lít nước.
  • Cho gừng và một thìa muối trắng vào trong nước đun sôi khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
  • Tắt bếp, rồi để nước nguội bớt đến khi còn ấm thì đổ ra chậu rồi bắt đầu ngâm chân.
  • Ngâm chân khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ

Cách ngủ sớm cho người quen thức khuya bằng cách uống trà thảo dược

Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, cơ thể thường cảm thấy uể oải, không có sức lực… hãy tìm cho mình một thức trà phù hợp và uống vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Các loại trà mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn. Các thảo dược trong trà giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, thanh tâm giáng hỏa, giải tỏa chứng rối loạn lo âu, giúp cơ thể thư giãn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Cách pha chế một số loại trà trị mất ngủ phổ biến nhất như sau: Trà hoa cúc, trà tâm sen, trà hoa vàng, trà tam thất…

Cách ngủ nhanh trong 1 phút bằng phương pháp thư giãn cơ bắp

Phương pháp này thực hiện dựa trên nguyên tắc là luân phiên làm căng và thư giãn toàn bộ các cơ và bộ phận trên cơ thể, giúp cơ thể thoải mái, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Hướng dẫn cách ngủ nhanh nhờ thư giãn cơ bắp như sau:

  • Nhướng phần chân mày của bạn lên mức cao nhất có thể trong vòng 5 giây để cơ trán được căng ra.
  • Mở rộng miệng cười trong vòng 5 giây cho 2 má căng lên. Rồi tạm dừng 10 giây
  • Nheo mắt lại, để mắt nhắm hờ, giữ yên trong 5 giây. Tiếp tục tạm dừng 10 giây.
  • Nghiêng đầu ra sau và vươn cổ nhìn lên trần nhà trong vòng 5 giây rồi để cổ thư giãn tại gối tiếp 10 giây.
  • Tiếp tục làm căng các phần cơ bắp của cơ thể: ngực, đùi, 2 bắp chân, bắp tay sau rồi thả lỏng để cơ thể thư giãn.

Sau khi thực hiện các động tác này, bạn sẽ cảm thấy toàn thân thư giãn và muốn chìm vào giấc ngủ ngay lập tức.

*Lưu ý: Các cách giúp ngủ nhanh kể trên chỉ có tác dụng giúp dễ ngủ hơn trong trường hợp bị khó ngủ, mất ngủ nhẹ. Nếu bị mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên, người bệnh cần có phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn để đạt được hiệu quả mong muốn. Trong đó, điều trị mất ngủ bằng Y học cổ truyền được ưu tiên lựa chọn.

Cách ngủ ngon và sâu theo Y học cổ truyền
Cách ngủ ngon và sâu theo Y học cổ truyền

Đặc trị mất ngủ bằng bài thuốc thảo dược từ tinh hoa Y học cổ truyền

Sở hữu hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền, đội ngũ bác sĩ đầu ngành, cùng nền tảng hơn 1 thập kỷ sưu tầm, nghiên cứu và ứng dụng Y học cổ truyền, Trung tâm  Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ trị mất ngủ chuyên sâu.

Phác đồ điều trị mất ngủ Thuốc dân tộc kết hợp bài thuốc thảo dược đặc trị Định tâm An thần thang, liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, trà thảo mộc, ngâm chân thảo dược vừa đặc trị mất ngủ tận gốc, vừa phục hồi sức khỏe thần kinh, ngăn bệnh tái phát. Trong đó:

Bài thuốc Định tâm An thần thang – Chìa khóa vàng cho giấc ngủ ngon trọn vẹn

Định tâm An thần thang kế thừa và phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ phương. Trong đó, nổi bật là các bài thuốc danh bất hư truyền Quy tỳ thang, Toan táo nhân thang, Dưỡng tâm thang, Thiên vương bổ tâm đơn được các đại danh y, thái y viện nhiều thế kỷ ứng dụng.

Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của công thức bài thuốc “giấu” của người Tày – Bắc Kạn. Công trình nghiên cứu bài bản giúp bài thuốc phù hợp nhất với người Việt hiện nay.

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây mất ngủ và những món ăn bài thuốc trị chứng mất ngủ. Chúc các bạn thành công trong việc chữa trị chứng mất ngủ của mình. Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe này cho mọi người nếu bạn cảm thấy có ích nhé.

Leave a Reply