Kỷ tử có tác dụng gì? những lưu ý khi sử dụng theo lời khuyên chuyên gia

Kỷ tử là một cây thuốc nam dùng phổ biến trong Đông y có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Hiện nay nhiều người sử dụng kỷ tử như một loại thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày. Vậy kỷ tử có tác dụng gì? cách sử dụng ra sao? Hãy đọc bài viết của chúng tôi để biết thêm về các bài thuốc liên quan về loại thảo dược này bạn nhé.

Mục lục bài viết

Kỷ tử là gì, có tốt không?

Kỷ tử hay gọi là câu kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. Đây là một cây thuốc quý mọc tại các tình như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Quả kỷ tử mọng nước có hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hay vàng đỏ. Quả Câu kỷ tử khô có hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, vỏ màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình dạng giống quả thận màu vàng, có một đầu có vết cuống quả.

Kỷ tử hay còn được biết với cái tên khủ khởi, câu khởi, địa cốt tử,… nhưng cái tên quen thuộc nhất vẫn là kỷ tử. Bộ phận hay dùng nhất của cây kỷ tử là quả khô rụng. Khi chín quả có màu đỏ tươi hoặc đỏ cam, quả có da nhăn nheo.

Quả kỷ tử được sử dụng làm thuốc là chính, do đó khi thu hoạch người ta thường phơi trong bóng mát để giữ nguyên hoạt chất chữa bệnh. Khi lớp vỏ ngoài có dấu hiệu nhăn lại thì mới đem phơi ngoài nắng để khô hoàn toàn.

Đặc điểm sinh học của kỷ tử

Cây mọc thành bụi, cao từ 50 đến 100 cm, có nhiều cành. Nếu quan sát kỹ thì sẽ thấy ở các kẽ lá có gai. Lá hình mũi mác, mọc thành vòng và có cuống ngắn. Hoa có cuống dài, nhỏ, đài hình chuông. Quả căng mọng, hình trứng dài, bề mặt nhẵn, khi chín có màu đỏ sẫm rất đẹp. Bên trong là các hạt thân dẹt.

  •  Cành của cây kỷ tử thường khá nhỏ và mảnh, có thể có gai màu xanh nâu đậm.
  •  Lá hình lưỡi mác, hẹp ở phần gốc, mọc cách nhau, nhẵn nhụi có màu xanh đậm như lá chanh.
  • Hoa kỷ tử nhỏ mọc đơn độc ở phần kẽ của lá. Đôi khi có thể thấy được một số hoa mọc chụm lại với nhau. Hoa thường có đài nhẵn và hình chuông, tràng màu đỏ tía được chia làm 5 thùy trái xoan tù, với lông ở mép hình chiếc phễu. Kỷ tử thường cho ra hoa vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9 trong năm, và kết quả từ tháng 7 đến tháng 10.
  • Quả của cây kỷ tử rất mọng nước, hình dạng giống quả trứng, khi chín sẽ chuyển sang vàng đỏ, rồi đỏ sẫm rất đẹp mắt.
Hình ảnh dược liệu kỷ tử trong tự nhiên
Hình ảnh dược liệu kỷ tử trong tự nhiên

Khu vực phân bố kỷ tử

Kỷ tử được phát hiện ở một số vùng Đông Nam và Tây Á Châu Âu. Cây có thể thích nghi với thời tiết khô lạnh và sinh trưởng rất mạnh mẻ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy chúng phát triển mạnh ở những tỉnh thành phố của Trung Quốc như Tân Cương, Ninh Hạ, Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc,… Sau đó, cây được di cư và nuôi trồng ở các tỉnh phía Bắc ở Trung Quốc.

Trước kia vị thuốc này xuất hiện rất ít tại nước ta. Tuy nhiên, vào những năm gần đây, nó được du nhập vào Việt Nam và phát triển mạnh ở tỉnh núi vùng phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng,…

Với nhiều công dụng quý, kỷ tử đã được nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu thảo dược nuôi trồng thành công nhưng sản lượng hiện nay chưa cao. Một phần nguyên nhân do điều kiện thời tiết nước ta không thuận lợi, chỉ có thể trồng ở một số ít các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Bắc Giang, Cao Bằng.

Thu hái và sơ chế sử dụng kỷ tử

Người trồng thường thu hái quả của cây vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm để sử dụng dược liệu này đạt giá trị cao nhất. Những quả đủ tiêu chuẩn thu hoạch cần phải đạt những tiêu chí như sau:

  • Thu hoạch quả chín đỏ, mọng và đều nhau.
  • Thu hái quả thường vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Quả sau khi thu hái cần được để vào khu râm mát, cho đến khi có dấu hiệu nhăn hoặc héo dần mới đem phơi ngoài nắng.

Cách bào chế dược liệu quả câu kỷ tử:

  • Phơi hoặc sấy khô: Phơi thảo dược dưới trời nắng to khoảng 4 – 5 ngày sau khi thu hái và để trong bóng râm như trên. Tại các cơ sở điều chế, thảo dược này sẽ được cho vào lò sấy chuyên dụng để làm khô.
  • Tán thành dạng bột: Kỷ tử đỏ sau khi được phơi hoặc sấy khô đem nghiền thành bột mịn, cất vào hũ dùng dần.
  • Ngâm rượu: Bạn có thể  điều chế quả tươi tẩm với rượu gạo, đựng trong bình đậy nắp kín. Giữ quả tẩm rượu này trong vòng 24 giờ rồi mang quả giã dập để dùng dần.

Người dùng cần lưu ý bảo quản dược liệu ở điều kiện khô ráo, thoáng khí, tránh nơi ẩm mốc để đảm bảo giá trị của thuốc. Nên chứa trong hũ thủy tinh, và thường xuyên phơi nắng để bảo quản tốt nhất, tránh hư hại đến chất lượng.

Thành phần hoạt chất của quả kỷ tử

Trong loại quả này chứa thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú, cụ thể là hàm lượng lớn các chất như: vitamin B1, C, B2, Canxi, Acid amin, Betain, Sắt, Kẽm, Valine, Linoleic acid, Asparagine,…Những thành phần này tạo nên dược tính tuyệt vời của kỷ tử.

Giá trị dinh dưỡng kỷ tử

Kỷ tử chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm, chất xơ, chất chống oxy hóa … Ngoài ra còn có 8 axit amin thiết yếu cùng với hàm lượng protein cao.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 120gram kỷ tử chứa 10% protein. Cacbohydrate trong loại quả này là carbon dạng phức làm cho khả năng điều chỉnh đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi.

Đối tượng sử dụng kỷ tử

  • Người mới ốm dậy, gầy yếu xanh sao, dùng để bồi bổ cơ thể.
  • Người gặp vấn đề về thị lực như mắt mờ, chân tay tê mỏi( thân âm hư)
  • Nam giới mắc bệnh di tinh, mộng tinh, bị suy giảm sức khỏe sinh lý.
  • Phụ nữ muốn làm đẹp cải thiện làn da và tóc.
  • Người bị tiểu đường, thừa cân béo bụng, phụ nữ sau sinh
  • Ngươi bị nóng trong người tao bón, gan nhiễm mỡ.
  • Người mắc các bênh về phổi và đường hô hấp
  • Người bình thường dùng để làm trà, gia vị để tăng sức đề kháng

Kỷ tử có tác dụng gì?

Kỷ tử được đánh giá là loại thực vật có giá trị rất cao, đặc biệt đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy, chúng dần phổ biến và là vị thuốc, thực phẩm thường gặp trong các bài thuốc chữa bệnh, món ăn bổ dưỡng của nhiều người bệnh. Vậy kỷ tử có tác dụng gì?

Tác dụng của kỷ tử theo y học cổ truyền

Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt, tình bình, quy vào kinh Phế, Can và Thận, có tác dụng chính là:

  • Cường thịnh âm đạo, bổ ích tinh huyết, khử hư lao, minh mục, an thần, nhuận phế, trừ phong, tư thận, bổ gân cốt, ích khí,…
  • Chuyên trị các chứng âm huyết hư tổn, hư lao, tiểu đường, huyết hư gây chóng mặt, can thận âm hư, di tinh, khái thấu và đau thắt lưng.
  • Ngoài ra, kỷ tử thường có mặt trong các bài thuốc hạn chế đau đầu, vô sinh ở nam nữ hoặc dưỡng nhan.
Tác dụng của câu kỷ tử được kiểm chứng qua Đông y và Tây y
Tác dụng của câu kỷ tử được kiểm chứng qua Đông y và Tây y

Công dụng theo y học hiện đại

Một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, các dược tính trong loại quả tuyệt vời này có tác dụng rất tốt với sức khỏe, cụ thể là:

  • Tăng cường khả năng tái tạo máu, hồng cầu trong cơ thể.
  • Hoạt chất Betaine chứa trong dược liệu có khả năng hạ đường huyết, đồng thời bảo vệ gan trước các gốc tự do và yếu tố gây hại, chống thoái hóa mỡ.
  • Hạ cholesterol trong máu, cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.
  • Giúp làm đẹp da, chống lão hóa tốt và cải thiện vóc dáng.
  • Dinh dưỡng trong kỷ tử giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể người, tốt cho tiêu hóa và tim mạch.
  • Bồi bổ cơ thể cho người mới ốm, chống suy nhược và cải thiện tinh thần hiệu quả.

Cách dùng và liều lượng trong ngày

Dược liệu trên được sử dụng để sắc, hãm dùng như trà, làm viên hoàn trong bào chế thuốc,…

Liều dùng phù hợp là: 8 – 20g/ ngày tùy vào thể trạng của mỗi người.

1. Kỷ tử có tác dụng giúp giảm cân

Sử dụng 10gram quả khô, ½ trái kiwi, 1 quả chanh, 300 ml nước khoáng. Thực hiện dùng chanh vắt lấy nước, các nguyên liệu đem bỏ vào máy xay nhuyễn cùng với chút đá lạnh. Như vậy là có thức ăn uống cực ngon và đầy đủ các chất dinh dưỡng mà vẫn giảm cân được quả thật là tuyệt vời.

Kỷ tử giàu chất dinh dưỡng và có lượng calo rất thấp, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng để đưa vào chế ăn kiêng là rất phù hợp. Lượng đường thấp khiến người ăn cảm thấy no và không thèm, ngoài ra còn có chất xơ giúp bảo vệ vòng eo khỏi sự tấn công của mỡ thừa.

ky tu co tac dung gi Kỷ tử có tác dụng giúp giảm cân
Kỷ tử có tác dụng giúp giảm cân

2. Kỷ tử có tác dụng tăng cường thị lực

Chất oxy hóa Zeaxanthin có hàm lượng cũng khá cao trong kỷ tử, bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím, các gốc tự do. Ngoài ra đây là biện pháp điều trị cho những người lớn tuổi bị thoái hóa điểm vàng.

3. Kỷ tử có tác dụng chống trầm cảm, giảm lo âu, căng thẳng

Không chỉ có vitamin B, C mà kỷ tử còn chứa cả mangan và chất xơ. Tất cả các thành phần của chất dinh dưỡng này làm tăng năng lượng tích cực. Bên Trung Quốc sử dụng loại quả này vào các bài thuốc Đông y chống trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lo âu và nhiều cảm xúc khác.

4. Kỷ tử có tác dụng cải thiện khả năng tình dục

Các bác sĩ hay sử dụng kỷ tử để thay thế phương thuốc điều trị rối loạn cương dương. Nó có lịch sử lâu dài với nhiệm vụ hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra còn có khả năng:

  • Cải thiện nồng độ testosterone
  • Tăng khả di chuyển và số lượng tinh trùng
  • Cải thiện khả năng tình dục
  • Kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh

5. Kỷ tử có tác dụng thải độc gan, mát gan

Muốn lá gan và thận khỏe mạnh, hỗ trợ hồi phục sức khỏe, đào thải độc tố thì hãy pha bình trà kỷ tử long nhãn sau đây:

  • Chuẩn bị: trà, mật ong, táo tàu khô, quả kỷ tử khô, nước đun sôi
  • Thực hiện: Bỏ trà vào ấm, tráng trà qua nước sôi 1 lần. Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào bình, đổ nước sôi vừa ngập bình đậy kín nắp lại để từ 5 đến 10 phút. Sau đó rót ra ly và thưởng thức, nếu muốn ngọt hơn thì có thể thêm một ít mật ong.

6. Kỷ tử có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Việc ngăn ngừa cúm là rất cần thiết, nó luôn đi đôi với việc tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng kỷ tử để tăng cường hiệu quả vắc xin cúm. Đây là biện pháp rất hữu ích, biện pháp tiêm phòng không phải lúc nào cũng bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự tấn công của virus.

7. Kỷ tử có tác dụng làm đẹp da

Với việc mụn xuất hiện, ngoài việc sử dụng các sản phẩm, chiết xuất, tinh dầu chăm sóc da thì nên sử dụng thêm kỷ tử để hiệu quả điều trị nhanh chóng và giảm nguy cơ mụn tấn công đột ngột.

Chuẩn bị nguyên liệu 15gram quả kỷ tử, nước đun sôi. Thực hiện rửa sạch quả, cho kỷ tử vào bình rót nước sôi vào, ngâm trong 15 đến 20 phút, sau đó rót ra ly và thưởng thức.

Ngoài việc sử dụng nước uống kỷ tử thì có thể ăn trực tiếp hoặc nghiền nhỏ quả kỷ tử và trộn với sữa chua sau đó đắp hỗn hợp lên mặt để cải thiện da, để trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh.

Kỷ tử rất giàu vitamin C, axit amin và β-carotene. Những chất này giúp cải thiện sự hiện diện của sắc tố, làm cho làn da mịn màng và trở nên sáng hồng.

8. Kỷ tử có tác dụng hỗ trợ giảm đau

Với nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn kỷ tử giúp đẩy lùi vài cơn đau ví dụ như đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vẫn còn rất ít tài liệu để chứng minh hiệu quả của kỷ tử trong việc hỗ trợ điều trị giảm đau.

9. Kỷ tử có tác dụng giúp tóc nhanh dài

Nguyên nhân rụng tóc có thể đến từ việc bạn đang thiếu đi dưỡng chất vitamin A. Đây là chất có khả năng tăng cường khả năng lưu thông máu trên cơ thể và da đầu, ngăn ngừa tình trạng tóc yếu gãy rụng, kích thích tăng trưởng tóc. Ngoài vitamin A thì trong kỷ tử còn có cả vitamin C – chất giúp hấp thu sắt, khi có lượng sắt lớn thì giúp tóc phát triển cực tốt.

10. Kỷ tử có tác dụng cải thiện sức khỏe lá phổi

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng sử dụng kỷ tử sau 4 tuần thì tình trạng viêm phổi đỡ đi rất nhiều, tăng hoạt động bạch cầu chống lại các bệnh như cúm, hen suyễn …

11. Kỷ tử có tác dụng điều chỉnh huyết áp

Kỷ tử được đánh giá cao trong việc điều trị tăng huyết áp do có chứa hợp chất polysaccarit. Thành phần này cũng được áp dụng nhiều trong bài thuốc y học cổ truyền giúp ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến huyết áp.

12. Công dụng của câu kỷ tử giúp phòng ngừa ung thư

Ung thư là căn bệnh rất đáng sợ đối với những người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Căn bệnh này hiện nay có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao. Một tác dụng tuyệt vời mà ít ai biết đến đó chính là kỷ tử có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Thảo dược chứa các hoạt chất như antioxidants, polysaccharides,… những hoạt chất này ngăn ngừa các gốc tự do hình thành tạo thành khối u. Điều này thật tuyệt vời đối với người Việt chúng ta. Sử dụng kỷ tử trong một thời gian dài giúp bạn cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

13. Kỷ tử giúp tăng tuổi thọ

Các thành phần của kỷ tử đa phần là những hợp chất có tác dụng chống lão hoá. Song đó là sự tiêu diệt của các gốc tự do trong từng tế bào gây nguy hại đến cơ thể. Vì thế nên bổ sung các hợp chất của thảo dược để bảo vệ cơ thể của chúng ta.

Ăn câu kỷ tử là bí quyết trường thọ của người Châu Á
Ăn câu kỷ tử là bí quyết trường thọ của người Châu Á

Theo tạp chí được công bố việc ăn kỷ tử thường xuyên trong một thời gian dài giúp cải thiện được tình trạng sức khoẻ và tuổi thọ được kéo dài rất đáng kể.

14. Ức chế sự phát triển khối u.

Chất Interleukin-2 (IL-2) trong Câu kỷ là một chất chính phân hủy tế bào protein có khả năng chống u bướu trong nhiều bệnh ung thư khác nhau. Trung quốc nghiên cứu Câu kỷ để sản xuất chất IL-2, còn Hoa Kỳ nghiên cứu dùng IL-2 tăng cường hệ miễn nhiễm phòng chống ung thư và sida từ năm 1983. Câu kỷ cũng có khả năng tạo ra một tiến trình phá vỡ tế bào ung thư và đào thải ra ngoài.

15. Bảo vệ DNA qúy cho cơ thể.

DNA là một loại hóa chất quan trọng trong cơ thể truyền tải những đặc tính di truyền của tổ tiên, và cũng bảo đảm khi chúng cần thay thế thì hàng chục tỷ tỷ tế bào trung thành lại tái sản xuất những tế bào mới sao chép đúng như tế bào gốc. Những chất hóa học, chất ô nhiễm, những gốc tự do có thể gây hại cho DNA bị phá hỏng dẫn đến sự thay đổi đột biến tính di truyền tạo nên ung thư thậm chí gây tử vong. Chất betaine và polysaccharides trong Câu kỷ có khả năng duy trì và sửa chữa DNA bị hư hỏng.

16. Làm giảm hậu qủa độc hại do hóa chất trị liệu và phóng xạ trị liệu.

Trong một nghiên cứu khả năng chữa bệnh của Câu kỷ tử, nó có thể ngăn chặn những hậu qủa tai hại của phóng xạ trị liệu trong bệnh ung thư phổi, giúp cho giảm liều phóng xạ trị liệu mà vẫn có kết qủa. Một nghiên cứu khác, nó cũng ngăn chặn chống độc hại của những phản ứng phụ khi dùng hóa chất hay phóng xạ trị liệu.

17. Chất sinh sản ra máu.

Câu kỷ tử là một chất sinh sản và tái tạo ra máu, làm cho máu của những người già trẻ lại. Trong một thử nghiệm, tế bào hồng cầu đã có khả năng chống lại các gốc tự do nhờ bởi chất flavonoids có trong Câu kỷ tử. Một vài thử nghiệm lâm sàng mới đây cho biết nó cũng chữa được bệnh thiếu tủy xương là nguyên nhân giảm không sản sinh được hồng cầu, bạch cầu và huyết bản.

18. Điều Trị bệnh ho khan mãn tính.

Các thầy thuốc đông y thường dùng một vị Câu kỷ tử, hoặc thêm những dược thảo khác chữa bệnh ho mãn tính và thở khò khè có hiệu qủa.

19. Điều Trị bệnh sưng đau nhức viêm khớp.

Những cuộc nghiên cứu khoa học mở rộng trên 20 năm qua về đề tài trên đã cho thấy, bệnh sưng đau cấp tính và mãn tính do sự peroxide hóa của các gốc tự tăng nhiều vượt qúa khả năng enzyme SOD của cơ thể. Sự mất quân bình ấy gây sưng đau và phá hủy khớp nối với các mô chung quanh. Câu kỷ tử có thể duy trì lại được sự quân bình enzyme SOD để phòng chống sưng đau viêm khớp.

20. Cải thiện tế bào bạch huyết.

Tế bào bạch huyết là một nhóm bạch cầu quan trọng nhất trong hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Tỷ lệ phần trăm đáp ứng của hệ miễn nhiễm tăng theo khi sự nguy hiểm tấn công vào tạng phủ xâm nhập qua tuyến phòng thủ của nó. Câu kỷ tử có khả năng làm tăng và làm hoạt hóa tế bào bạch cầu để chống bệnh.

21. Điều Trị triệu chứng tiền mãn kinh.

Triệu chứng tiền mãn kinh được xem là do chức năng thận âm yếu kém. Khi lớn tuổi, cần phải bổ thận âm để duy trì cân bằng kích thích tố, Y học cổ truyền Trung quốc phải chọn đến Câu kỷ tử.

22. Ngăn ngừa chứng mệt mỏi về buổi sáng.

Câu kỷ tử dưới hình thức pha như trà nóng uống vào mỗi sáng ngừa được chứng bệnh ưa mệt mỏi như bị bệnh về buổi sáng. Uống như trà có hiệu qủa nhanh nhất.

23. Cải thiện sinh lực.

Câu kỷ tử được các thầy thuốc đông y biết dùng từ lâu để chữa bệnh cho người già ngăn ngừa stress, bảo tồn sinh lực, đối với người nữ thì dưỡng khí nguyên âm, với người nam thì tồn tinh.

24. Tăng cường bắp thịt và xương.

Câu kỷ tử dễ dàng tiết và phóng thích chất hGH có nhiệm vụ bảo vệ sửa chữa chức năng phát triển cơ thể, bao gồm bắp thịt và những chất liên kết của calcium tạo ra xương và răng.

25. Làm mạnh chức năng thận.

Thận là cơ quan quan trọng nhất theo y học cổ truyền, có liên quan vớI não và các cơ quan tạng phủ khác. Nhiệm vụ chính của thận là cung cấp nguyên khí tạo ra sự sống căn bản cho cơ thể. Câu kỷ tử là loại thuốc đại bổ xứng đáng cho thận có ảnh hưởng đến cả thận âm và thận dương.

26. Cải thiện trí nhớ.

Câu kỷ tử cũng là loại thuốc bổ óc đầu tiên được dùng ở Châu Á. Nó chứa betain, vào cơ thể chuyển đổi thành choline, một chất làm tăng cường và có khả năng phục hồi trí nhớ.

27. Kỷ tử có tác dụng bổ gan

Câu kỷ tử có chức một chất độc đáo là cerebroside để bảo vệ tế bào gan chống lại độc tố, ngay cả loại độc tố mạnh như chlorinated hydrocarbons.

28. Làm dịu sự lo lắng và căng thẳng thần kinh.

Câu kỷ tử giống như là một chất thích ứng giúp cơ thể đối phó được vớ sự căng thẳng thần kinh, nó cung cấp năng lượng dự trữ để khắc phục được bất cứ những khó khăn nào.

29. Làm tỉnh thần trí.

Ở Á châu ngườI ta nói rằng dùng Câu kỷ tử thường xuyên sẽ đem lại tinh thần vui vẻ, xứng với tên gọi là trái dâu hạnh phúc.

30. Cải thiện tiêu hóa.

Câu kỷ tử còn dùng để chữa bệnh teo bao tử, chức năng chuyển hóa yếu bởi giảm tính hoạt hóa tế bào của bao tử . Nhờ Câu kỷ tử giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng, đặc biệt nhất là dùng nước ép nguyên chất của nó với hàm lượng cao.

Các bài thuốc chữa bệnh với kỷ tử

Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh khác nhau sử dụng nguyên liệu chính là kỷ tử. Bạn có thể tham khảo các thang thuốc Đông y nổi bật dưới đây.

1. Bài thuốc dưỡng da, trị nám

Nguyên liệu: 300g Sinh địa, 1kg kỷ tử

Thực hiện: Đem tất cả các dược liệu tán thành dạng bột mịn bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng 1 thìa hỗn hợp uống với 1 chén rượu ấm.

Chị em nên dùng 3 lần 1 ngày kiên trì trong thời gian dài để cải thiện làn da.

2. Bài thuốc chữa bệnh xơ gan và viêm gan do thể âm hư

Nguyên liệu: 12g mỗi vị gồm Đương quy, Mạch môn và Bắc sa sâm, 24g – 40g Sinh địa, 12-24g Kỷ tử, 6g Xuyên luyện.

Thực hiện: Các nguyên liệu trên bạn đem rửa sạch, sắc cùng 500ml nước sạch trên lửa nhỏ. Khi thấy mức nước cạn còn lại phân nửa, tắt bếp để nguội.

Chị em nên uống thuốc 1 lần trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Bài thuốc điều trị bệnh sa trực tràng

Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, Hoàng kỳ 60g và 1 con chim bồ câu đã làm sạch.

Thực hiện:

  • Bạn hồi các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bên trong con chim bồ câu.
  • Sau đó, bạn đem hấp cách thủy chim cho đến khi mềm nhừ thì tắt bếp đợi nguội bớt để sử dụng.

Mỗi tuần áp dụng bài thuốc điều trị sa trực tràng này 1 – 2 lần để gia tăng hiệu quả sử dụng.

4. Khỏi mộng mắt, đau mắt đỏ với kỷ tử

Nguyên liệu: Bài thuốc này có thể sử dụng một trong ba loại: lá, thân hoặc quả dược liệu.

Cách thực hiện:

Bạn rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút. Để cho ráo nước, sau đó bạn xay, giã rồi lọc lấy nước cốt.

  • Sử dụng bông tiệt trùng chấm thuốc vào mắt hoặc nhỏ trực tiếp.

Khi thực hiện, bạn cần hết sức lưu ý vấn đề vệ sinh khi sử dụng bài thuốc này, nhất là các dụng cụ sử dụng. Cần tiệt trùng kĩ càng bằng nước sôi trước khi dùng cho mắt. Mỗi ngày nhỏ từ 3-4 lần, dùng liên tục đến khi giảm bệnh.

Dược liệu kỷ tử hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới
Dược liệu kỷ tử hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới

5. Trị yếu sinh lý nam giới

Nguyên liệu: 50g các loại bao gồm: Kỷ tử, Quy đầu, Dâm dương hoắc, 100g Nhục thung dung,  Sinh địa, Thục địa, Huỳnh tinh, Đỗ trọng, Phòng đảng sâm, 40g gồm Nhân sâm, Hắc táo nhân, Cốt toái bổ, Đan sâm, Lộc giác giao, Ngưu tất xuyên, 20 Trần bì, 20g Lộc nhung và 30 quả đại táo.

Thực hiện:

  • Bạn làm sạch các nguyên liệu rồi ngâm cùng 10 lít rượu 40 độ.
  • Đun thêm 300g đường phèn với 500ml nước cho tan hết đường, để nguội rồi đổ vào bình rượu ngâm.
  • Bạn tiến hành ngâm rượu trong khoảng tối thiểu 30 ngày để rượu ngấm rồi sử dụng hàng ngày.

Mỗi ngày nam giới chỉ nên sử dụng 25ml vào mỗi bữa cơm, không nên lạm dụng rượu, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và toàn bộ cơ thể.

6. Thanh nhiệt, giải độc gan

Nguyên liệu: Dùng 3 – 5 quả kỷ tử khô, mật ong nguyên chất, trà xanh khô

Thực hiện: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị hãm với nước sôi, đợi nguội bớt thêm mật ong.

Mỗi ngày bạn sử dụng 1 cốc trà kỷ tử và áp dụng đều đặn trong 1 – 2 tháng để cảm nhận rõ hiệu quả.

7. Bài thuốc Đông y chữa hoa mắt suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1kg Kỷ tử, cùng các dược liệu bao gồm các vị: Thục tiêu, Tiều hồi hương, Chi ma, Bạch phục, Bạch truật, Thục địa, Bạch phục linh mỗi vị 40g cùng mật và rượu trắng.

Thực hiện:

  • Bạn tẩm kỷ tử với rượu trắng, ủ một ngày một đêm rồi chia thành 4 phần đều nhau.
  • Sao vàng các nguyên liệu rồi tán bột, nặn viên với mật ong, đựng trong hũ thủy tinh dùng dần

Người bị suy nhược sử dụng 2 – 3 viên mỗi ngày, dùng cho đến khi cơ thể cải thiện thì dừng lại.

8. Điều trị chứng chảy nước mắt do can hư

Nguyên liệu: 960g khởi tử khô và rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước ngâm với rượu trắng.
  • Ngâm tối thiểu trong khoảng 21 ngày là có thể sử dụng.

Mỗi ngày người bệnh dùng 2 chén rượu nhỏ, cách 2 ngày uống 1 lần, duy trì trong thời gian dài để điều trị bệnh.

9. Bài thuốc điều trị cườm mắt tuổi già

Nguyên liệu: Câu kỷ tử, cúc hoa mỗi vị 120g, Đơn bì 80g, Phục linh 80g, Thục địa 320g, Sơn dược và Sơn thù mỗi vị 160g.

Thực hiện: Tán mịn các dược liệu trên cùng với mật ong nặn thành viên hoàn. Sử dụng mỗi lần từ 10 – 12g, ngày dùng 2 – 3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thảo dược có công dụng rất tốt cho làn da
Sử dụng thảo dược có công dụng rất tốt cho làn da

10. Điều trị chứng lao nhiệt gây đau nhức âm ỉ trong xương

Nguyên liệu: Thanh hoa, Địa cốt bì, Thục địa, Mạch môn đông, Thiên tinh, Ngưu tất và Miết giáp gia giảm theo cơ địa và tình trạng cơ thể của người bệnh.

Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 2-3 lần sử dụng.

Nếu người bệnh đi kèm theo các chứng như lạnh, sốt, ho do phế nhiệt và âm hư, có thể gia thêm Thiên môn đông, Tỳ bà diệp và Bách bộ.

Liều dùng, cách dùng kỷ tử hiệu quả nhất

Có nhiều cách sử dụng kỷ tử tùy theo nhu cầu của từng người. Nhưng phải sử dụng sao cho đúng cách thì hiệu quả mang tới mới thỏa mãn được. Sau đây là một vài cách sử dụng kỷ tử phổ biến được đại đa số người áp dụng.

1. Nấu chè dưỡng nhan từ kỷ tử

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30g tuyết yến.
  • 8 viên nhựa đào
  • 20g tuyết liên tử
  • 10g kỷ tử
  • 10g long nhãn
  • 10g quế hoa
  • 10g táo đỏ
  • Đường phèn, hạt chia.

Cách nấu chè dưỡng nhan:

  • Sau khi sơ chế hết nguyên liệu xong nên để vào một cái đĩa.
  • Bật lửa to, cho vào nồi 1 lít nước cùng nhựa đào, tuyết liên tử, đường phèn rồi đun sôi. Sau khi sôi khoảng 3 phút rồi cho lửa vừa phải, đun tiếp 3 phút nữa.
  • Tiếp đến cho tuyết yến, long nhãn vào đun tiếp khoảng 5 phút đến khi sôi. Nếm xem độ ngọt vừa phải chưa, rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng cho kỷ tử, táo đỏ, quế hoa vào để khoảng 3 phút là có thể dùng.
  • Món chè dưỡng nhan có thể cho thêm đá vào nhưng phải đợi chè nguội. Hoặc có thể để chè nguội rồi bảo quản tủ lạnh dùng dần.
Chè dưỡng nhan từ kỷ tử
Chè dưỡng nhan từ kỷ tử

2. Kỷ tử ngâm rượu

Cách này khá được ưa chuộng đối với cánh mày râu. Sử dụng 600gram kỷ tử (có thể để nguyên quả hoặc giã nhỏ ra). Cho vào bình thủy tinh hoặc bình sành, tuyệt đối không dùng bình nhựa vì để thời gian lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thêm 2 lít rượu trắng nguyên chất. Đậy kín nắp lại và để nơi khô ráo thoáng mát trong vòng 1 tháng là sử dụng được. Nếu muốn ngon hơn thì để từ 3 tháng trở lên.

Cách sử dụng như sau: uống 3 ly nhỏ sau mỗi bữa ăn để giúp tăng cường sức khỏe và tăng khả năng sinh lý đối với đàn ông.

3. Trà kỷ tử

Trà kỷ tử được biết đến là loại thức uống giàu dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe. Và việc pha trà cũng được áp dụng nhiều nhất trong các cách sử dụng của kỷ tử.

Mỗi ngày dùng 15gram kỷ tử hãm nước sôi trong bình kín hoặc ấm trà, sau 15 đến 20 phút sẽ có ngay thứ nước màu đỏ đẹp mắt, thơm ngon.

Bên cạnh còn được kết hợp với một số thảo dược khác, để tăng hiệu quả sử dụng. Sử dụng kỷ tử và hóa cú khô mỗi thứ 10 gram, rửa thật sạch cho vào ấm rồi đổ nước đun sôi vào, sau một vài phút có thể thưởng thức ngay.

Trà kỷ tử
Trà kỷ tử

Hoặc dùng kỷ tử khô, hồng táo, chè khô, mật ong, long nhãn. Cho chè khô vào ấm trước, dùng nước sôi đổ lượng nhỏ vào và tráng sơ. Tiếp đến cho kỷ tử khô, long nhãn, hồng táo vào rồi đổ nước sôi vào đầy ấm. Ngâm trong 10 phút thêm chút mật ong là có thể thưởng thức ngay đồ uống thú vị, bổ dưỡng.

4. Trà kỷ tử ngâm mật ong

Cách 1: 

Chuẩn bị: 20g kỷ tử khô, 1,5 muỗng cà phê mật ong.

Cách thực hiện: Đầu tiên đun nguyên liệu cùng với nước, sau đó để nguội bớt và cho thêm 1,5 muỗng mật ong vào khuấy đều nước và uống trong ngày.

Cách 2:

Với cách 2 bạn chỉ cần ngâm câu kỷ tử trong lọ mật ong từ 20-30 ngày. Mỗi lần bạn sử dụng thì lấy muỗng múc một lượng vừa đủ pha cùng với nước. Bạn có thể pha trà uống hàng ngày.

Trà kỷ tử được các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho biết tác dụng của trà thải độc gan rất tốt. Trong y học, nó được sử dụng làm bài thuốc tiêu độc, bổ gan, thanh nhiệt, nhuận phế.

5. Nấu cháo kỷ tử

Dùng kỷ tủ nấu cháo cùng với gạo tẻ giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược. Hoặc áp dụng kết hợp nấu với nhiều món khác.

Ngoài ra kì tử có thể làm gia vị và hương vị không thể thiếu trong các món ăn bổ dưỡng như gà hầm củ tam thất, Chè dưỡng nhan, cháo kỷ tử, Canh kỷ tử hầm bồ câu, chân giò, Món trứng gà kỷ tử, Câu kỷ tử măng xào thịt gà, Câu kỷ tử táo đen hấp cá.

Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử để chữa bệnh

Kỷ Tử có thể sản sinh tương tác với một số loại thuốc, vì vậy trước khi sử dụng loại thảo dược này bạn nên tham khảo qua ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn.

Với những ai bị dị ứng phấn hoa nên xem xét lại việc sử dụng Kỷ Tử vì thảo dược sẽ có thể khiến da bạn hình thành các vết ban đỏ. Kỷ Tử khá lành tính nhưng trong quá trình sử dụng bạn không được tùy ý tăng liều lượng so với mức khuyến cáo.

Khi sử dụng kỷ tử, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Dược liệu này có thể gây sảy thai, phụ nữ mang thai cần tránh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Kỷ tử có thể làm hạn chế khả năng tiết sữa mẹ ở phụ nữ sau sinh, vì vậy, khi cho con bú, mẹ bầu cần tránh dược liệu này.
  • Nên cẩn trọng khi dùng cho người bị tiêu chảy kéo dài hoặc tỳ vị hư yếu do dược phẩm có tính trệ.
  • Tuyệt đối không dùng kỷ tử cho những người có ngoại tà thực nhiệt.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc chữa bệnh nào.
  • Cần thực hiện nghiêm túc về liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo hiệu quả trị bệnh cũng như các tác dụng không mong muốn nếu có.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp các bài thuốc đồng thời khi không có chỉ định của y, dược sĩ điều trị bệnh.
  • Sau khi sử dụng thuốc xuất hiện các biểu hiện như dị ứng, mẩn ngứa, tiêu chảy hoặc nôn mửa cần ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được xử lý càng sớm càng tốt.
  • Nên chọn mua kỷ tử tại các cơ sở uy tín, tránh mua phải hàng kém chất lượng.