Hệ miễn dịch là gì? tầm quan trọng và cách tăng cường hệ miễn dịch

Vai trò của hệ miễn dịch là bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu không có sự tồn tại của hệ miễn dịch thì cơ thể dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Liệu bạn đã hiểu rõ về hệ thống quan trọng này chưa? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây, 6W sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hệ thống miễn dịch và cách tăng cường hoạt động của hệ thống này.

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch, còn được gọi là hệ thống miễn dịch, là một phần quan trọng của cơ thể con người và nhiều loài động vật khác. Hệ miễn dịch là một hệ thống phòng thủ tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, vi rút, nấm, tế bào bất thường và các yếu tố gây hại khác.

Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần chính sau:

  1. Hệ miễn dịch tự nhiên (Innate Immunity): Hệ miễn dịch tự nhiên là một hệ thống phòng thủ ngay lập tức mà cơ thể sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn và vi rút xâm nhập. Nó bao gồm các thành phần như da, niêm mạc, các hạch bạch huyết, và phagocytes (tế bào nuốt khuẩn), giúp ngăn chặn và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng.
  2. Hệ miễn dịch thích ứng (Adaptive Immunity): Hệ miễn dịch thích ứng là một hệ thống phòng thủ chuyên biệt, phản ứng đối với các tác nhân gây bệnh cụ thể dựa trên nhận biết của hệ thống này. Nó bao gồm các tế bào B và tế bào T, có khả năng nhận dạng và tấn công các tác nhân gây bệnh cụ thể và sau đó lưu trữ thông tin về chúng để có thể đáp ứng nhanh chóng trong tương lai.
  3. Hệ miễn dịch tế bào (Cellular Immunity): Hệ miễn dịch tế bào liên quan đến các tế bào T và những tác nhân gây bệnh bên trong tế bào, chẳng hạn như các tế bào bị nhiễm vi khuẩn hoặc tế bào ung thư. Hệ miễn dịch tế bào giúp loại bỏ những tế bào bất thường này.

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và duy trì sức kháng. Khi hệ miễn dịch hoạt động không đúng cách, có thể dẫn đến các vấn đề về sức kháng như bệnh tự miễn dịch và các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch.

Phân loại hệ miễn dịch

1. Hệ miễn dịch bẩm sinh đã có (hay còn gọi miễn dịch tự nhiên)

Nhắc đến cái tên thì chắc hẳn các bạn cũng có thể đoán được nguồn gốc của loại hệ miễn dịch này. Chúng vốn đã được hình thành trong cơ thể con người trước cả khi sinh ra và có thể phát triển và nhân lên bội phần khi cơ thể được phát triển một cách khỏe mạnh nhất. 

Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể mỗi người. Làn da của chúng ta và các chất dịch nhầy có trong ruột hay cổ họng đều được xem là nằm trong nhóm hệ miễn dịch bẩm sinh, hay tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên.

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch có từ khi sinh ra

Ngay từ khi mới sinh ra cơ thể chúng ta đã có rất nhiều hệ miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch tự nhiên được hình thành từ các hàng rào

  • Hàng rào vật lý

Đó là da và niêm mạc có tác dụng ngăn cách nội môi của cơ thể với ngoại môi xung quanh.

Da lành lặn, không bị sây sát sẽ cản trở sự xâm nhập của kháng nguyên.

Da gồm rất nhiều lớp tế bào, trong đó có lớp tế bào ngoài cùng đã sừng hóa, luôn được bong ra và đổi mới, đã tạo ra một cản trở vật lý trước sự xâm nhập của kháng nguyên.

Chất nhầy do những tuyến ở dưới niêm mạc tiết ra, tạo nên một màng bảo vệ làm cho vi khuẩn và các vật lạ không bám thẳng được vào tế bào. Một số niêm mạc (mắt, miệng, đường tiết niệu) thường xuyên được rửa sạch bởi các dịch tiết, loãng (nước mắt, nước bọt, nước tiểu). Một số niêm mạc khác, đặc biệt là niêm mạc ở đường hô hấp, lại có các vi nhung mao luôn rung động có tác dụng cản bụi mang theo vi khuẩn và các vật lạ, không cho chúng vào phế nang và đẩy dần chúng ra khỏi phế quản cùng phản xạ ho và hắt hơi.

  • Hàng rào hóa học

Trên da, nhờ có các chất tiết như acid lactic, acid béo của mồ hôi và tuyến mỡ dưới da mà các vi khuẩn không tồn tại lâu được.

Tại niêm mạc, chất nhầy che chở bề mặt tế bào khỏi bị enzyme neuraminidase của virus tác động. Dịch tiết của các tuyến như nước mắt, nước bọt, nước mũi, sữa… có chứa nhiều lysozym, một loại enzyme muramidase có tác dụng trên vỏ của một số vi khuẩn. Những thành phần khác của huyết thanh như bổ thể, interferon thấm ra ngoài niêm mạc tham gia thêm vào quá trình bảo vệ không đặc hiệu này.

Như vậy, tại da và niêm mạc, hàng rào hóa học phối hợp và làm tăng tác dụng của hàng rào vật lý. Một số tế bào, nhất là các thực bào chuyển từ máu qua niêm mạc cũng tham gia vào quá trình miễn dịch tự nhiên.

Một khi kháng nguyên đã vượt qua được hàng rào da và niêm mạc thì sẽ gặp phải hàng rào hóa học ngay bên trong cơ thể, đó là huyết thanh có chứa lysozym, protein phản ứng C (CRP: C reactive protein), các thành phần của bổ thể, interferon…

Tại ổ viêm nồng độ protein C tăng cao, cùng với sự có mặt của Ca++, có tác dụng đối với phế cầu trùng và có thể cố định cả bổ thể nữa.

Bổ thể khi được hoạt hóa mỗi thành phần được cắt ra ít nhất làm hai phần, mỗi phần có tác dụng riêng. Một số thành phần của bổ thể khi được hoạt hóa, như C3a, C5a có tác dụng hóa ứng dụng bạch cầu, gây giãn mạch, giải phóng các chất trung gian từ các hạt của bạch cầu ái kiềm. Một số thành phần khác, như C3b, còn dính vào vi khuẩn, giúp cho các tế bào thực bào dễ tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn, vì trên mặt các tế bào này có các receptor đặc hiệu dành cho C3b (C3R). Đó là tác dụng chuẩn bị của bổ thể.

Những tế bào bị nhiễm virus có khả năng sinh ra interferon thấm vào các tế bào xung quanh, giúp cho chúng không bị virus xâm nhập tiếp.

  • Hàng rào tế bào

Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất.

Gồm có tiểu thực bào là những bạch cầu đa nhân trung tính của máu, còn đại thực bào cũng bắt nguồn từ tuỷ xương, phân hóa thành mono bào ở máu rồi di tản tới các mô trở thành hệ thống võng nội mô.

Quá trình thực bào được chia làm ba giai đoạn: gắn, nuốt, tiêu

Tế bào NK (natural killer) là một biến thể của lympho bào nhưng có khả năng tiêu diệt không đặc hiệu các tế bào u và tế bào có chứa virus bằng chất tiết của chúng (perforin).

2. Hệ miễn dịch thích ứng hay hệ miễn dịch thích nghi (miễn dịch thu được): 

Đây là loại hệ miễn dịch có khả năng tự sinh và tự diệt. Khi cơ thể vô tình gặp phải các mầm bệnh hoặc tiêm các loại vacxin mà “tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên” không thể giải quyết được thì cơ thể chúng ta buộc phải tự động sản sinh ra các loại hệ miễn dịch có khả năng áp chế mầm bệnh hoặc thích nghi với loại vacxin mới được đưa vào cơ thể.

Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể đã tiếp xúc với kháng nguyên (được đưa vào chủ động, như vắcxin hay ngẫu nhiên). Miễn dịch thu được là một quá trình gồm 3 bước: nhận diện, hoạt hóa và hiệu ứng.

Bước nhận diện hay xử lý và trình diện kháng nguyên

Khi vật lạ xâm nhập ỵào cơ thể, sẽ gặp từ phía cơ thể sức đề kháng gọi là đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Trong phản ứng bảo vệ này, đại thực bào đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện tượng thực bào là bước khởi đầu của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, đại thực bào có chức năng thực hiện bước nhận diện bằng xử lý và trình diện kháng nguyên tức là nhận diện và truyền các thông tin về kháng nguyên cho các lympho bào cư trú tại những hạch gần khu vực kháng nguyên xâm nhập. Những kháng nguyên lạ sau khi bị một số loại thực bào tiêu bên trong các “thể thực khuẩn” thì một số sản phẩm giáng hóa của chúng được đưa ra ngoài màng thực bào kết hợp với phân tử hòa hợp mô lớp II để trình diện sản phẩm giáng hóa với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch khác. Lympho bào là những tế bào sẽ tham gia vào đáp ứng miễn dịch lần đầu. Người ta gọi lympho bào đã nhận thông tin là những lympho bào đã được mẫn cảm (hay hoạt hóa), tức là chúng đã được tiếp xúc với kháng nguyên và sẽ sản xuất ra những chất chống lại đặc hiệu với kháng nguyên đó. Những chất đó được gọi là kháng thể. Kháng thể có thể được đổ vào dịch nội môi, đó là kháng thể dịch thể. Kháng thể dịch thể do quần thể lympho bào B sản xuất. Loại kháng thể thứ hai nằm ngay trên màng tế bào của những tế bào sinh ra nó, đó là kháng thể tế bào, do quần thể lympho bào T sản xuất.

Tế bào trí nhớ

Đáp ứng miễn dịch lần đầu có thời gian tiềm tàng dài, cường độ đáp ứng kém và thời gian duy trì đáp ứng ngắn. Nhưng một số lympho bào B và T đã được mẫn cảm sẽ trở thành các tế bào trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với kháng nguyên đã gây mẫn cảm các lần sau sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch lần hai. Trong đáp ứng lần hai và các lần sau đó các tế bào trí nhớ sẽ phát triển rất mạnh, tạo thành một đám tế bào chuyên sản xuất ra kháng thể đặc hiệu. Vì thế mà đáp ứng lần hai có thời gian tiềm tàng ngắn hơn, cường độ đáp ứng mạnh hơn và thời gian duy trì đáp ứng dài hơn. Điều này làm cơ sở cho việc tiêm chủng vắc-xin.

Bước hoạt hóa

Các lympho bào có thụ thể tương ứng với thực bào trình diện sáp vô và sự liên kết giữa hai tế bào như thế sẽ tạo ra quá trình hoạt hóa lympho bào. Nếu là lympho bào B thì sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch dịch thể, nếu là lympho bào T thì là đáp ứng miễn dịch tế bào.

Để dễ hiểu, người ta chia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thành đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào, nhưng thực tế hai loại đáp ứng này có liên quan mật thiết và có sự tương tác phức tạp.

  • Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Miễn dịch dịch thể giữ vai trò bảo vệ thông qua những kháng thê hòa tan trong mọi dịch sinh học của cơ thể. Kháng thể có bản chất là globulin, nên còn được gọi là globulin miễn dịch (immunoglobuline, viết tắt là Ig), đó là sản phẩm của các tương bào, giai đoạn cuối cùng của quá trình biệt hóa lympho bào B. Khi kháng nguyên được trình diện với lympho bào B thì lympho bào B được hoạt hóa trực tiếp nếu kháng nguyên không phụ thuộc tế bào T, hoặc gián tiếp qua một dưới nhóm của lympho bào T là lympho bào T hỗ trợ (Th: T helper) nếu kháng nguyên phụ thuộc lympho bào T.

  • Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Khi đại thực bào trình diện kháng nguyên cho lympho bào T làm cho những tế bào này được mẫn cảm, chúng trở thành lympho bào T “được hoạt hóa” và một số nhỏ trở thành tế bào trí nhớ. Lympho bào T hoạt hóa cũng sản xuất những chất tương tự như globulin miễn dịch, nhưng chỉ có phần hoạt động kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên là lộ ra khỏi mặt tế bào. Sự kết hợp kháng nguyên ngay trên bề mặt tế bào sẽ kích thích tế bào tiết ra những hoạt chất có tên chung là lymphokin. Lymphokin đóng vai trò quan trọng trong tương tác và điều hòa miễn dịch cũng như trong viêm đặc hiệu.

Hệ miễn dịch thụ động hay hệ miễn dịch vay mượn: 

Loại hệ miễn dịch này thực chất không có sẵn trong cơ thể chúng ta (như hệ miễn dịch bẩm sinh) hoặc cơ thể tự sản sinh ra (như hệ miễn dịch thích nghi) mà chúng được chuyển vào cơ thể bằng các cách khác nhau. 

Hệ thống miễn dịch này được truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ nhằm giúp cơ thể non nớt của các bé có khả năng chống lại một số mầm bệnh mà cơ thể mẹ có thể chống lại. Trường hợp tiêm phòng cũng được xem là bổ sung hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, hệ miễn dịch thụ động có thể sẽ mất dần đi chứ không thể tồn tại mãi trong cơ thể người được nhận.

hệ miễn dịch 1

Hệ miễn dịch của trẻ

Con người được sinh ra với một hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Vì thế, ở giai đoạn 2 năm đầu đời, hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Có một hệ miễn dịch khỏe mạnh đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng trước sự tấn công của vi khuẩn, vi trùng có hại.

Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai.

Hệ miễn dịch của người trưởng thành

Đối với người trưởng thành, hệ miễn dịch lại càng phải được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Tuổi càng cao, hệ miễn dịch sẽ ngày càng trở nên già cỗi và kém hiệu quả.

Suy giảm hệ miễn dịch có thể khiến con người yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư. Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch.

Lúc này, hệ miễn dịch “bị lỗi” sẽ tự động “chiến đấu” với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.

Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng.

Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu
  • Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID,…

Từ những lý giải về tầm quan trọng và nguy cơ có thể gặp phải khi hệ miễn dịch suy yếu, sau đây 6W muốn gợi ý một số “mẹo nhỏ” để tăng cường hệ miễn dịch cho cả gia đình đây! Các bạn cùng xem nhé!

Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào?

Hệ thống miễn dịch hoạt động thông qua một loạt các phản ứng và cơ chế phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm, tế bào bất thường và các yếu tố gây hại khác. Dưới đây là cách mà hệ thống miễn dịch hoạt động:

  1. Nhận diện và phân biệt: Hệ miễn dịch phải có khả năng phân biệt giữa các tác nhân gây bệnh và các thành phần cơ thể bình thường. Điều này thường được thực hiện thông qua các cơ quan và tế bào miễn dịch, chẳng hạn như các tế bào dendritic và tế bào B. Chúng có khả năng nhận diện các phân tử đặc biệt gắn liền với tác nhân gây bệnh.
  2. Phản ứng tự nhiên: Hệ miễn dịch tự nhiên, gồm các thành phần như da và phagocytes, tự động phản ứng khi phát hiện các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Chúng cố gắng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự lan truyền của chúng.
  3. Phản ứng thích ứng: Nếu hệ miễn dịch tự nhiên không đủ để loại bỏ tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch thích ứng (adaptive immunity) bước vào. Hệ thống này bao gồm tế bào B và tế bào T. Tế bào B tạo ra kháng thể, là các protein có khả năng kết hợp chặt chẽ với tác nhân gây bệnh và loại bỏ chúng. Tế bào T, một phần của hệ miễn dịch tế bào, giúp kiểm soát các tế bào nhiễm vi khuẩn hoặc ung thư.
  4. Hệ miễn dịch tế bào: Hệ miễn dịch tế bào bao gồm các tế bào T và tế bào NK (tế bào tự nhiên). Các tế bào này phát hiện và tấn công các tế bào nhiễm vi khuẩn hoặc tế bào ung thư trong cơ thể.
  5. Hệ thống bộ nhớ: Sau khi hệ thống miễn dịch đã phản ứng với một tác nhân gây bệnh cụ thể và tiêu diệt nó, một phần của hệ thống này duy trì bộ nhớ. Điều này có nghĩa là nếu cùng một tác nhân xâm nhập vào cơ thể trong tương lai, hệ miễn dịch sẽ có khả năng phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tóm lại, hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, phản ứng, và cơ chế phòng thủ làm việc cùng nhau để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và duy trì sức kháng.

2. Tầm quan trọng của hệ miễn dịch

2.1. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Bạch cầu
Bạch cầu là tế bào quan trọng của hệ miễn dịch có khả năng chống lại mầm bệnh.

2.2. Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.

2.3. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài

Đầu tiên, “đội quân” miễn dịch cần phải phân biệt được đâu là “quân ta”, đâu là “quân địch” và đâu là tế bào cơ thể, đâu là tế bào lạ bên ngoài.

Điều này được thực hiện bằng cách phát hiện các protein được tìm thấy trên bề mặt của tất cả các tế bào, sau đó hệ thống sẽ tự học cách bỏ qua các protein của chính nó.

Khi “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm, có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên, thì phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

  • Kích hoạt hệ thống tự phòng thủ khi bị các tác nhân xấu tấn công thì tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. (Kháng nguyên là loại chất có thể gây ra phản ứng miễn dịch. Trong nhiều trường hợp, kháng nguyên là vi khuẩn, nấm, virus, độc tố hoặc cũng có thể là tế bào của chính cơ thể bị lỗi hoặc chết).
  • Nếu “quân địch vượt rào”, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này.
  • Trong trường hợp các yếu tố gây bệnh quá mạnh và việc “chiến đấu” thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển thêm.

Hệ tiêu hoá và mối liên quan đặc biệt với hệ miễn dịch

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm – tinh thần, đồng thời có khả năng phòng ngừa bệnh tật cho nhiều hệ cơ quan. Hệ tiêu hóa, cụ thể là đường ruột, nơi tập trung tới hơn 70% thành phần hệ miễn dịch cũng chính là địa điểm hệ miễn dịch và vi khuẩn gặp nhau. Miễn dịch hệ bạch huyết biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa cũng là nơi sản xuất các yếu tố miễn dịch cho cơ thể, như các đại thực bào và các kháng thể IgA…

Mỗi cơ quan trong hệ tiêu hóa đều giữ vai trò chuyên biệt trong quá trình vận chuyển, tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải. Khi thiếu dinh dưỡng, hay chế độ dinh dưỡng kém, cơ thể có thể gặp một số căn bệnh, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng; ảnh hưởng đến tiến độ lành bệnh cũng như khả năng phục hồi.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng. Khi hệ vi sinh mất cân bằng, các vấn đề rối loạn chức năng tiêu hóa, miễn dịch tại đường ruột cũng như các rối loạn về thể chất và tinh thần.

Vì vậy, để có hệ miễn dịch khoẻ mạnh, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không chỉ bổ sung đủ các chất dinh dưỡng đại lượng (chất đạm, chất đường bột, chất béo) mà cần bổ sung thêm đủ chất xơ, lợi khuẩn.

Tại sao hệ miễn dịch suy yếu?

Hầu như mọi trẻ em sinh ra đều có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, sẽ có một trường hợp trẻ sinh ra đã có hệ thống miễn dịch suy yếu. Nguyên nhân chính là do khiếm khuyết trong vật chất di truyền của người cha hoặc người mẹ hay thậm chí là cả hai. Chính sự khiếm khuyết này đã dẫn đến sự thiếu hụt một số chất miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Các đối tượng này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh truyền nhiễm; tình trạng nhiễm trùng kéo dài, tái phát nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể càng giảm. Điều này đã góp phần phát sinh nhiều căn bệnh truyền nhiễm và gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người lớn tuổi. Mặc dù không thể phủ nhận một số người già vẫn sống khỏe mạnh và không mắc bệnh, nhưng dựa trên báo cáo của các trung tâm y khoa cho thấy, so với người trẻ tuổi thì người già có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn, việc điều trị kéo dài hơn, gặp nhiều khó khăn hơn, thậm chí tỉ lệ tử vong của người già khi nhiễm trùng là rất cao.
  • Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh nếu sử dụng không đúng sẽ tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc chống thải ghép, corticoid, thuốc hóa trị ung thư,… Các loại thuốc này không chỉ ức chế khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch khi có tác nhân lạ xâm nhập mà còn tác động lên tủy xương, nhà máy sản xuất ra các tế bào miễn dịch này.
  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: Một số chứng minh khoa học mới đây cho thấy, người suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất cao. Một phần là do sức khỏe của họ bị suy yếu nên không đủ khả năng để đối mặt với tác nhân gây hại từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng về thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Một chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia,… sẽ khiến cơ quan nội tạng bị tổn thương, đặc biệt là gan và thận, từ đó giảm đào thải độc tố. Tất cả những vấn đề này đều khiến hệ miễn dịch bị giảm chức năng.
  • Lười vận động: Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Lười vận động sẽ khiến các tế bào hoặc các sản phẩm của hệ thống miễn dịch lưu thông kém trong cơ thể, điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của chúng.
  • Yếu tố tâm lý: Một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy giảm mà bạn không thể bỏ qua là yếu tố tâm lý. Cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài không chỉ khiến sức khỏe suy yếu, kém tập trung mà còn tạo cơ hội cho một số bệnh lý phát sinh như bệnh về dạ dày tá tràng, nổi mề đay, bệnh tim, bệnh về tâm sinh lý,… Theo đó, các nghiên cứu gần đây còn phát hiện, khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức có thể khiến các tế bào kháng virus trong cơ thể bị suy giảm, đồng thời lượng hormone cortisol cao hơn. Cortisol là loại hormone khiến khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Điều này sẽ khiến thời gian hồi phục tổn thương bị kéo giãn ra.
  • Giấc ngủ không đạt chất lượng, ngủ không ngon giấc: Khi cơ thể ngủ, bộ não sẽ truyền tín hiệu để các tế bào trong cơ thể làm việc, bắt đầu sửa chữa các tổn thương, đồng thời sản sinh ra một số chất để điều hòa tâm lý, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Trong trường hợp giấc ngủ không đạt chất lượng, lượng tế bào Lympho T và bạch cầu Lympho B trong máu có xu hướng giảm đi. Đây được xem là hai tế bào đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phát hiện các kháng nguyên lạ hay các tế bào ung thư để tấn công.

3. Một số cách duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Vì hệ thống miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người nên bạn cần biết cách làm sao để tăng cường hệ thống và duy trì ở mức ổn định, tránh để phản ứng miễn dịch suy yếu. Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày hay thay đổi cách sinh hoạt cũng được xem là một trong những biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống này.

Không có loại thuốc hay chất bổ sung nào có tác dụng để tăng cường hệ miễn dịch. Thay vào đó, những thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, cụ thể là:

  • Tập thể dục:

Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ngược lại, chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh, cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.

  • Ăn uống lành mạnh:

Thừa cân kéo sức khỏe và hệ miễn dịch của con người giảm xuống. Do đó, dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động tốt. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.

Biện pháp bảo vệ hệ miễn dịch
Tỏi và các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Ngủ đủ giấc:

Ngủ giúp ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn hại và suy yếu. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Một giấc ngủ sâu và đủ được xem như liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể con người.

  • Kiểm soát căng thẳng:

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn, bao gồm tim mạch và tăng huyết áp. Thực hành thiền hoặc tập yoga là cách để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích:

Uống rượu với số lượng nhất định có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

  • Sống hạnh phúc:

Những người có đời sống tinh thần với tình bạn và tình yêu tốt đẹp thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu cho thấy mức protein trong hệ thống miễn dịch, gọi là immunoglobulin A (IgA), sẽ tăng cao hơn ở người trưởng thành có quan hệ tình dục đều đặn và lành mạnh. Sống hạnh phúc sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Tóm lại, vai trò của hệ thống miễn dịch là thực hiện các phản ứng nhanh và chuyên biệt nhằm bảo vệ cơ thể chống lại những mầm bệnh ngoại lai. Sức đề kháng của cơ thể đối với những đợt cảm cúm thông thường cho đến một số bệnh lý nguy hiểm cho thấy tầm quan trọng của hệ miễn dịch. Mặc dù các rối loạn liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng thường rất khó ngăn chặn, con người vẫn có thể xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể mạnh mẽ hơn nhờ vào lối sống khoa học và sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nếu mắc bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Những loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt nhất

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Bao gồm trái cây, rau, quả hạch, hạt, và các loại đậu,… Những thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và có thể giúp bạn chống lại các mầm bệnh có hại. Có thể kể ra như:

  • Trái cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh,…): Tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu, là chìa khóa để chống lại nhiễm trùng.
  • Ớt chuông đỏ: Ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch, ớt chuông đỏ còn có thể giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
  • Bông cải xanh: Là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ngoài ra còn có vitamin A, C và E, cũng như chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác nữa.
  • Tỏi: Có giá trị trong việc chống lại các nhiễm trùng, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch và giúp giảm huyết áp.
  • Gừng: Giảm viêm, giảm đau họng, giảm buồn nôn và các bệnh viêm nhiễm khác.
  • Cải bó xôi: Vitamin C, chất chống oxy hóa và beta carotene có trong thực phẩm này làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch.
  • Hạnh nhân: Có chứa vitamin E, là chìa khóa cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh;
  • Hạt hướng dương: Có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magiê và vitamin B6 và E.
  • Nghệ: Vị đắng của nghệ được sử dụng từ lâu như một chất chống viêm trong điều trị cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
  • Trà xanh: Có nồng độ nồng độ của epigallocatechin gallate (EGCG) vượt trội, là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Đu đủ: Ngoài việc chứa nhiều vitamin C, kali, magiê và folate, đu đủ cũng có một loại enzym tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm.
  • Kiwi: Giống như đu đủ, kiwi tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C.

Chất chống oxy hóa có trong các thực phẩm kể trên được chứng minh là giúp giảm viêm bằng cách chống lại các hợp chất không ổn định được gọi là các gốc tự do – Có thể gây viêm khi chúng tích tụ trong cơ thể quá mức cho phép.

Tình trạng viêm này lâu dài sẽ dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe xấu khác, bao gồm bệnh tim, Alzheimer và một số bệnh ung thư.

Mặt khác, chất xơ có trong nhóm này cũng cung cấp hệ vi sinh đường ruột, và sản sinh ra các vi khuẩn lành mạnh trong hệ tiêu hóa. Điều này có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp ngăn chặn các mầm bệnh có hại xâm nhập. 

Chất béo lành mạnh

Điển hình như chất béo có trong dầu ô liu và cá hồi, có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh bằng cách giảm viêm.

Dù tình trạng viêm nếu chỉ ở mức độ thấp thì chỉ là một phản ứng bình thường đối với cơ thể khi bị căng thẳng hoặc chấn thương, nhưng nếu là viêm mãn tính thì có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch của hoạt động hiệu quả.

Dầu ô liu có khả năng chống viêm cao, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường loại 2. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm của nó phần nào giúp cơ thể bạn chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh có hại.

Bạn cũng có thể sử dụng Axit béo Omega 3 cũng rất có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể, chẳng hạn như axit béo trong cá hồi, hạt chia,…

Thực phẩm lên men hoặc uống bổ sung probiotic

Thực phẩm lên men rất giàu vi khuẩn có lợi được gọi là men vi sinh, sinh sống trong đường tiêu hóa, bao gồm: sữa chua, dưa cải bắp, kim chi, kefir và natto.

Nghiên cứu cho thấy rằng, một mạng lưới vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh mẽ có thể giúp các tế bào miễn dịch phân biệt giữa các tế bào bình thường, khỏe mạnh và các sinh vật xâm nhập có hại.

Sữa chua là một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Vitamin D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và được cho là tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật.

Nếu không thường xuyên ăn thực phẩm lên men, thì có thể thực phẩm bổ sung probiotic như một sự lựa chọn khác.

Gia cầm và động vật có vỏ

Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà và gà tây, có nhiều vitamin B6 – đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Nó cũng bổ trợ cho sự hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh.

Nước dùng hầm xương gà có chứa gelatin, chondroitin và các chất dinh dưỡng khác giúp chữa bệnh đường ruột và miễn dịch một cách hiệu quả

Ít ai biết rằng, động vật có vỏ cũng là một nguồn cung cấp các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, vì nó có chứa nhiều kẽm.

Kẽm không được chú ý nhiều như nhiều loại vitamin và khoáng chất khác, nhưng cơ thể chúng ta cần hợp chất này để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động ổn định.

Các loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm bao gồm: Hàu, cua, tôm hùm, con trai,…

Tuy nhiên, không phải thứ gì nhiều cũng sẽ tốt. Hãy nhớ rằng lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày trong chế độ ăn uống là có giới hạn, cụ thể là:

  • 11mg cho nam giới trưởng thành
  • 8mg cho phụ nữ trưởng thành

Hãy cẩn thận vì quá nhiều kẽm cũng có khả năng ức chế chức năng hệ miễn dịch ở người.