Hôm nay (20/3), Google vinh danh David Warren, tiến sĩ, nhà phát minh ra dữ liệu chuyến bay và công nghệ ghi âm giọng nói – hay còn gọi là “hộp đen”.
Ngày 20/3/2021, Google đã thay đổi biểu trưng để tưởng nhớ đến nhà phát minh người Úc – David Warren. Ông là cha đẻ của máy ghi dữ liệu chuyến bay và máy ghi âm buồng lái (còn được gọi là FDR, CVR hay “hộp đen” máy bay).
Mục lục bài viết
David Warren là ai?
David Warren (tên đầy đủ là David Ronald de Mey Warren AO, lúc nhỏ gọi là Bunny) sinh ngày 20 tháng 3 năm 1925 tại Groote Eylandt, một hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi Đông Bắc nước Úc.

Năm 11 tuổi, cha của ông mất trong một vụ va chạm máy bay bí ẩn nằm cách bờ biển phía Nam của Úc vào năm 1934. Món quà cuối cùng bố của ông dành cho ông là một bộ radio làm bằng pha lê.
David Warren rất thích nó và chế tạo ra những chiếc đài để bán cho bạn bè của mình. Khi radio nghiệp dư bị cấm trong Thế chiến thứ hai, ông đã chuyển sang hóa học như một sở thích.

Sau đó, David Warren tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học Sydney, lấy bằng giáo dục của Đại học Melbourne và nhận bằng tiến sĩ về nhiên liệu và nghiên cứu năng lượng tại Đại học Hoàng gia London (Anh).
Sau khi trở về Úc, David Warren bắt tay vào sự nghiệp 31 năm tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hàng không (ARL) của Khối thịnh vượng chung ở Melbourne.
Năm 1953, ông được ARL giao cho nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đó là điều tra một vụ tai nạn bí ẩn của chiếc máy bay thương mại chạy bằng phản lực đầu tiên trên thế giới.

David Warren chào đời ngày 20.3 tại đảo Groote Eylandt hẻo lánh ngoài khơi bờ biển phía bắc Australia. Ông nhận bằng tiến sĩ về nhiên liệu và nghiên cứu năng lượng tại Đại học Hoàng gia London.
Sau khi trở về Australia, David Warren bắt tay vào sự nghiệp 31 năm tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hàng không (ARL) của Khối thịnh vượng chung ở Melbourne.
Theo Google, năm 1953, ARL được giao nhiệm vụ điều tra một vụ tai nạn bí ẩn của chiếc máy bay thương mại chạy bằng phản lực đầu tiên trên thế giới. Trước nhiệm vụ khó khăn là tái tạo lại những gì đã xảy ra, Tiến sĩ David Warren đã nảy ra một ý tưởng tài tình.
Tiến sĩ David Warren khi đó đã hình dung ra một thiết bị ghi âm giọng nói có thể ghi lại các cuộc trò chuyện trong buồng lái theo thời gian thực, cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về những gì đã xảy ra trước một vụ tai nạn để giúp ngăn ngừa những vấn đề tương tự trong tương lai.

Năm 11 tuổi, Cha của ông mất trong một vụ va chạm máy bay bí ẩn nằm cách bờ biển phía Nam của Úc vào năm 1934.
Món quà cuối cùng bố của ông dành cho ông là một bộ radio làm bằng pha lê. David Warren rất thích nó và chế tạo ra những chiếc đài để bán cho bạn bè của mình. Khi radio nghiệp dư bị cấm trong Thế chiến thứ hai, ông đã chuyển sang hóa học như một sở thích.
Sau đó, David Warren tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học Sydney, lấy bằng giáo dục của Đại học Melbourne và bằng Tiến sĩ về hóa học từ Đại học Hoàng gia London.
Năm 1953, ông đến làm việc cho Bộ Quốc phòng Australia chuyên nghiên cứu hàng không. Thời điểm này, ông được Bộ cho một hội đồng mượn để hỗ trợ điều tra hàng loạt các vụ tai nạn hàng không dân sự.
Trong một buổi tham gia triển lãm thương mại, David Warren vô tình phát hiện một thiết bị ghi âm hình chiếc túi nhỏ dành cho doanh nhân. Từ phát hiện này ông bắt đầu đi vào nghiên cứu bộ lưu chuyến bay.
Năm 1954, ông David Warren đã viết một bài báo có tiêu đề “Thiết bị hỗ trợ điều tra các vụ tai nạn máy bay”. Ba năm sau, ông hoàn thành việc chế tạo máy ghi dữ liệu, mà ông đặt tên là Đơn vị bộ nhớ chuyến bay ARL.
Một năm sau (năm 1958), thiết bị của ông bị từ chối, nhưng may mắn ông đã gặp Robert Hardingham – thư ký của Ban Đăng ký Hàng không Anh – trong phòng thí nghiệm của mình.
Ông Robert Hardingham hứng thú với phát minh của David Warren và vui mừng chở ông cùng chiếc hộp sang Anh để khoe. Chuyến bay là khoản thù lao duy nhất mà ông Warren nhận được cho việc chế tạo chiếc hộp.
Tại Úc, chỉ sau vụ tai nạn của Fokker Friendship tại Mackay (Queensland) vào năm 1960, thẩm phán điều tra mới thực sự khuyến nghị nên lắp đặt máy ghi chuyến bay hộp đen trong tất cả các máy bay. Úc sau đó trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc ghi âm giọng nói trong buồng lái.
Kể từ thời điểm đó, phát minh của David Warren đã được sử dụng rộng rãi như một phương tiện để điều tra các vụ tai nạn và ngăn chặn chúng tái diễn. Hộp đen ghi lại chuyến bay đã chứng tỏ bản thân nhiều hơn với những đóng góp đáng kể vào sự an toàn của các hãng hàng không quốc tế.
Những năm sau đó, ông tiếp tục làm việc cho chính phủ và giành được nhiều danh hiệu, được nhắc đến trong danh sách các nhà phát minh có đóng góp to lớn cho nền khoa học của nước Úc.
Năm 1983, ông về nghỉ hưu. Trước khi về hưu, ông còn phát minh thêm các thế hệ mới như thiết bị điện tử ở trạng thái rắn, cung cấp hơn 200 phép đo, kết xuất dữ liệu 128 lần một giây và có thể tự phóng ra.
Sau hơn 50 năm không được công nhận về phát minh “hộp đen” thì cuối cùng, vào năm 1999, ông đã được trao tặng Huân chương Năng lượng của Viện Năng lượng Úc.
David Warren mất ngày 19 tháng 7 năm 2010 tại một viện dưỡng lão ở Brighton, ngoại ô Melbourne, nước Úc (hưởng thọ 85 tuổi).
David Warren – người phát minh ra hộp đen máy bay
Trong một buổi tham gia triển lãm thương mại, David Warren vô tình phát hiện một thiết bị ghi âm hình chiếc túi nhỏ dành cho doanh nhân. Từ phát hiện này ông bắt đầu đi vào nghiên cứu bộ lưu chuyến bay.
Tiến sĩ David Warren khi đó đã hình dung ra một thiết bị ghi âm giọng nói có thể ghi lại các cuộc trò chuyện trong buồng lái theo thời gian thực, cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về những gì đã xảy ra trước một vụ tai nạn, nhằm giúp ngăn ngừa những vấn đề tương tự trong tương lai.
Hộp đen máy bay là gì?

Bộ lưu chuyến bay là một bộ thiết bị ghi trên máy bay nhằm phục vụ cho việc điều tra các tai nạn hoặc sự kiện máy bay. Lý do này đòi hỏi nó phải chịu được những điều kiện khi máy bay bị tai nạn nghiêm trọng như chịu được va chạm bằng 3600 lực trọng trường và nhiệt độ 1.000 °C.
Bộ lưu chuyến bay bao gồm hai thiết bị thường được tích hợp làm một là bộ lưu dữ liệu chuyến bay (Flight data recorder-FDR) và bộ ghi âm buồng lái (cockpit voice recorder-CVR).
Ngày nay, thiết bị này thường được gọi bằng tên hộp đen.
Cấu tạo của hộp đen máy bay
Hộp đen máy bay là thiết bị lưu trữ những thông tin quan trọng về dữ liệu của chuyến bay từ khi máy bay bắt đầu cất cánh như tốc độ, độ cao…. Thực chất nó gồm hai thiết bị nhỏ là Máy ghi âm buồng lái (CVR) và Máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR). Chúng hoạt động liên tục nhờ sử dụng điện từ động cơ của vật chủ. Thậm chí nhằm đảm bảo duy trì hoạt động phát tín hiệu khi tách ra khỏi máy bay, hộp đen máy bay còn được trang bị nguồn năng lượng phụ.
Với tầm quan trọng như vậy, hộp đen được thiết kế cực kỳ an toàn, có thể chịu lực tác động lên tới 3.400 lần so với khối lượng nên nó có thể chịu được sự phá hủy khủng khiếp từ bất kỳ vụ nổ máy bay nào. Hộp đen thường được đặt ở đuôi máy để giảm thiểu các tác động nếu máy bay xảy ra sự cố.

Hộp đen máy bay có dạng hình hộp, kích thước khoảng 20 cm x 30 cm. Nó được sơn màu da cam, màu sắc dễ phát hiện nhất và có thể tự phát tín hiệu báo vị trí kể cả ở dưới nước để các đội cứu hộ có thể tìm thấy được dễ dàng hơn.
Hộp đen có thể chịu được nhiệt độ cao tới 1.100 dộ C trong 30 phút liên tục và ngâm 30 ngày dưới độ sâu lên tới 6.100m. Trong khoảng thời gian đó, mỗi thiết bị báo tín hiệu có khả năng phát các sóng siêu âm mỗi giây một lần và liên tục cho tới khi nguồn điện cạn kiệt. Khi máy bay rơi xuống biển, người ta sẽ sử dụng hệ thống định vị thủy âm được lắp trên các tàu ngầm, tàu cứu hộ,… để dò tìm, phát hiện ra hộp đen trước khi nó mất hoàn toàn tín hiệu.
David Warren, tiến sĩ, nhà phát minh ra dữ liệu chuyến bay và công nghệ ghi âm giọng nói
Năm 1954, ông đã viết một bài báo có tiêu đề “Thiết bị hỗ trợ điều tra các vụ tai nạn máy bay”. Thời điểm đó, ông phải đối mặt với sự hoài nghi khi chế tạo thiết bị chưa từng có này.
Dù vậy, 3 năm sau, tiến sĩ Warren đã tự mình phát triển việc chế tạo máy ghi dữ liệu, mà ông đặt tên là Đơn vị bộ nhớ chuyến bay ARL. Điểm đáng chú ý là mẫu “hộp đen” đầu tiên do David Warren chế tạo được sơn màu đỏ.
Năm 1958, thiết bị của ông bị từ chối, nhưng may mắn ông đã gặp Robert Hardingham – thư ký của Ban Đăng ký Hàng không Anh – trong phòng thí nghiệm của mình.

Ông Robert Hardingham vô cùng hứng thú với phát minh của David Warren và vui mừng chở ông cùng chiếc hộp sang Anh để khoe. Chuyến bay là khoản thù lao duy nhất mà ông Warren nhận được cho việc chế tạo hộp đen.
Tại Úc, chỉ sau khi vụ tai nạn của chiếc máy bay Fokker Friendship tại Mackay (Queensland) xảy ra vào năm 1960, thẩm phán điều tra mới thực sự khuyến nghị nên lắp đặt máy ghi chuyến bay hộp đen trong tất cả các máy bay. Úc sau đó trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc ghi âm giọng nói trong buồng lái.
Kể từ thời điểm đó, phát minh của David Warren đã được sử dụng rộng rãi như một phương tiện để điều tra các vụ tai nạn và ngăn chặn chúng tái diễn. Đây là một bước đột phá lớn trong công nghệ hàng không, theo Google.

Những năm sau đó, ông tiếp tục làm việc cho chính phủ và giành được nhiều danh hiệu, được nhắc đến trong danh sách các nhà phát minh có đóng góp to lớn cho nền khoa học của nước Úc.
Năm 1983, ông về nghỉ hưu. Trước khi về hưu, ông còn phát minh thêm các thế hệ mới như thiết bị điện tử ở trạng thái rắn, cung cấp hơn 200 phép đo, kết xuất dữ liệu 128 lần một giây và có thể tự phóng ra.
Sau hơn 50 năm không được công nhận về phát minh “hộp đen” thì cuối cùng, vào năm 1999, ông đã được trao tặng Huân chương Năng lượng của Viện Năng lượng Úc.

Tiến sĩ David Warren mất ngày 19 tháng 7 năm 2010 tại một viện dưỡng lão ở Brighton, ngoại ô Melbourne, nước Úc (hưởng thọ 85 tuổi).
Ngày nay, phát minh hiện đại dựa trên nguyên mẫu của Tiến sĩ David Warren là thiết bị bắt buộc trong buồng lái trên toàn thế giới, đóng vai trò không thể thiếu trong việc cải tiến không ngừng các tiêu chuẩn an toàn hàng không, Google nhấn mạnh.
David Warren – Người phát minh ra máy ghi chuyến bay hộp đen
Như với nhiều khái niệm mới, đặc biệt là ở Úc, David gặp khó khăn khi thực hiện ý tưởng của mình. Cuối cùng, David đã chuẩn bị một bản báo cáo được lưu hành quốc tế nhưng ít được quan tâm. David đã rút ra kinh nghiệm làm việc ban đầu của mình với tư cách là một giáo viên, ghi nhớ ‘chỉ và nói’ sẽ hiệu quả hơn là chỉ ‘kể’. Trong thời gian của chính mình, anh quyết định chế tạo một máy ghi âm trình diễn. Như vậy là chiếc ‘hộp đen’ đầu tiên đã ra đời. Nó có thể liên tục lưu trữ tới bốn giờ giọng nói, trước khi xảy ra bất kỳ tai nạn nào, cũng như các bài đọc của thiết bị bay. Nhưng, vẫn không được bất kỳ cơ quan chức năng nào quan tâm.
Đó là năm 1958, trong chuyến thăm không chính thức tới ARL của Sir Robert Hardingham, cựu Phó nguyên soái không quân Anh, đã xảy ra đột phá. David Warren đã được yêu cầu, trong giờ ăn trưa của mình, để chứng minh “dự án không chính thức” của mình. Ngay lập tức, Ngài Robert đã nhìn thấy tiềm năng. David và chiếc hộp đen của anh ấy gần như ngay lập tức có mặt trên chuyến bay tới Anh. Sự tiếp nhận ở đó là đáng khích lệ nhất. Bộ Hàng không thông báo rằng việc lắp đặt thiết bị ghi chuyến bay hộp đen để đọc các kết quả thiết bị có thể sớm trở thành bắt buộc. Hộp đen cũng đã được trình diễn thành công ở Canada. Tại Mỹ, các nhà chức trách đã từ chối lời mời của Đại sứ quán Úc để trình diễn thiết bị này.
Trở lại Úc, các kế hoạch đã được thực hiện để phát triển và sản xuất thêm. Tuy nhiên, việc tiếp tục thiếu sự hỗ trợ của Úc có nghĩa là, khi ý tưởng này cuối cùng đã thành công trên khắp thế giới, các công ty ở các quốc gia khác đã đi trước trong sự phát triển, nắm bắt thị trường đang phát triển.
Chỉ sau vụ tai nạn của Fokker Friendship tại Mackay (Queensland) vào năm 1960, thẩm phán điều tra mới thực sự khuyến nghị nên lắp đặt máy ghi chuyến bay hộp đen trong tất cả các máy bay. Úc sau đó trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt buộc ghi âm giọng nói trong buồng lái.
Kể từ thời điểm đó, phát minh của David Warren, máy ghi chuyến bay hộp đen, đã được sử dụng rộng rãi như một phương tiện để điều tra các vụ tai nạn và ngăn chặn chúng tái diễn. Hộp đen ghi lại chuyến bay đã chứng tỏ bản thân nhiều hơn với những đóng góp đáng kể vào sự an toàn của các hãng hàng không quốc tế.