Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

Trinh nữ hoàng cung là một loại thảo dược được nhắc đến trong nhiều bài thuốc, loại thuốc chữa bệnh hiện nay. Từ xa xưa, loại cây trinh nữ hoàng cung này đã được trồng nhiều trong vườn thuốc của vua quan triều đình và được xem như “thần dược” bởi công dụng, tác dụng chữa bệnh đa dạng. Trong y học hiện đại, cây trinh nữ hoàng cung chứa nhiều acid amin, glucan và các loại kháng sinh tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe và trong điều trị một số bệnh. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung cùng như cách áp dụng, mời bạn đọc theo dõi những chia sẻ thú vị của các chuyên gia, bác sĩ tại 6w.com.vn trong bài viết sau đây nhé.

Cây trinh nữ hoàng cung là cây gì? Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Hãy tìm hiểu về loại cây này và những công dụng chữa bệnh của nó thông qua bài viết sau đây.

Mục lục bài viết

Tìm hiểu cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung thường được biết đến với những tên gọi khác như: Hoàng cung trinh nữ, thập bát học sĩ, tây nam văn châu lan, tỏi Thái Lan… Tên khoa học của cây trinh nữ hoàng cung là Crinum latifolium L., đây là một loại cây có hoa thuộc họ Thủy Tiên Amaryllidaceae.

Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với cây hoa huệ, cây náng trắng bởi hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy lá cây trinh nữ bản to hơn, khi khô có mùi thơm và hoa có màu hồng nhạt. Trong khi đó, cây náng trắng và hoa huệ có hoa màu trắng, lá phơi khô không có mùi hoặc mùi ngai ngái.

Ở nước ta hiện nay, cây phân bố rộng rãi ở cả 3 miền nhưng phổ biến hơn từ khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam. Nguyên nhân là bởi loại cây này ưa sống ở vùng có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 27 độ C.

Sở dĩ cây được gọi với cái tên khá mỹ miều “trinh nữ hoàng cung” bởi thời xa xưa đây là loại thảo dược được các ngự y sử dụng để điều trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp cho các cung tần mỹ nữ trong hoàng cung. Nguồn gốc của cây vốn là ở Ấn Độ nhưng sau đó được nhân giống và trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Vì vậy, thời xưa cây được xem là một loại thảo dược quý, chỉ những người trong hoàng tộc mới có thể sử dụng.

Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung Loại cây được các ngự y sử dụng để điều trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp cho các cung tần mỹ nữ
Loại cây được các ngự y sử dụng để điều trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp cho các cung tần mỹ nữ
  • Giới thiệu: Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8-10cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10- 15 cm. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50 cm, có khi hơn rộng 7- 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song. Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40 cm; lá bắc rộng hình thìa dài 7 cm, màu lục, đầu nhọn; hoa màu trắng pha hồng, dài 10 – 15 cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại; nhị 6; bầu hạ. Quả gần hình cầu (ít gặp).
  • Mùa hoa quả: Tháng 8 – 9.
  • Tính vị: Vị đắng, chát
  • Thành phần hóa học: Alcaloid; khung không dị vòng như latisolin, latisodin, beladin; khung dị vòng như ambelin, crinafolin, crilafolidin, lycorin, epilycorin… Thân rễ có chứa 2 glucan; glucan A có 12 đơn vị glucose, glucan B có 110 gốc glucose. Acid amin: Phenylamin, leucin, valin, arginin….
  • Tác dụng: Hành huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải dộc, thông lạc hoạt huyết.
  • Chủ trị: Trị mụn nhọt lở độc, đòn ngã, viêm tuyến sữa, lở trĩ và bệnh đậu mùa hay thủy đậu gây nên mụn nước mẩn thành từng mảng hình dải. Có nơi còn dùng trị ung thũng sang độc, đòn ngã gãy xương, đau đầu và đau khớp xương.
    • Các dạng bệnh: U xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, u ở vú, khối u ở cổ, bướu cổ viêm họng, viêm loét dạ dày tá tràng, phong thấp, mụn nhọt… dùng lá Trinh nữ hoàng cung uống đều có kết quả.
    • Dùng ngoài xoa bóp để chữa tê thấp, đau nhức, thấp khớp, mụn nhọt, áp xe mưng mủ, chữa đau tai.
  • Liều lượng: cách dùng: Lá thái nhỏ, sao vàng, sắc uống, ngày 10 – 15g lá khô. Để dùng ngoài, người ta giã đắp, giã lấy dịch xoa, sao nóng đắp tại chỗ hoặc nấu nước rửa.
  • Kiêng kỵ: Nên uống lá Trinh nữ hoàng cung sau khi đã ăn no. Phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ sẩy thai.

Nguồn gốc cây trinh nữ hoàng cung

Nguồn gốc xuất phát của cây trinh nữ hoàng cung là Ấn Độ. Say này, bởi những tác dụng mà loại cây này mang lại nên các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái Lan, Lào và vùng phía Nam Trung Quốc đã bắt đầu trồng loại cây này.

Đúng như tên gọi gọi của mình, thời xa xưa cây trinh nữ hoàng cung đã được sử dụng để chữa bệnh cho những cô gái còn trinh được tuyển chọn vào hoàng cung nhưng không được hoàng thượng thị tẩm và những người phụ nữ khác có cùng hoàn cảnh.

Hoa của cây trinh nữ hoàng cung có màu trắng và mọc thành chùm
Hoa của cây trinh nữ hoàng cung có màu trắng và mọc thành chùm

Đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung là một loại cây thân cỏ có hình dáng giống như một củ hành tây. Lá cây mỏng dài khoảng 80-100 cm và có màu xanh nhạt, mép lá có hình lượn sóng, mặt dưới có một sống lá, mặt trên lá lõm thành rãnh theo đường sống ở mặt dưới, gân của cây trinh nữ hoàng cung thường song song với nhau. Phần đầu của bẹ lá thường có màu đỏ tím.

Hoa của cây trinh nữ hoàng cung có màu trắng và mọc trên 1 cành hoa dài khoảng 30-60cm, mỗi cành sẽ có khoảng 6-18 hoa.

Từ phần thân của cây trinh nữ hoàng cung có thể mọc ra nhiều củ nhỏ, chúng ta có thể dễ dàng tách củ này ra để trồng thành những cây mới.

Đặc điểm thực vật, phân bố: Là loại cây thân thảo, củ, hình cầu, đường kính củ từ 10-20cm. Thân cây trinh nữ hoàng cùng thường ngắn, nhỏ, lá có bản rộng, gân lá hình cung gắn song song, phiến lá rộng 6-11cm, dài 60-90cm, mép lá hơi ráp. Cụm hoa tán, trục phát hoa dài 60cm, có 10-20 hoa màu trắng, hoa hình ống hơi cong, dài 7-10cm, có chĩa thủy, phiến dài bằng ống. Cây ra hoa vào tháng 3-4, thường mọc ở tràng cỏ, cây bụi tại khu vực Biên Hòa – Đồng Nai hay Bà Rịa.

Cách trồng: cây trinh nữ hoàng cung rất dễ trồng, nhân giống bằng cách thân cành (củ) tách ra.

Bộ phận dùng, chế biến: Lá tươi hay phơi khô, thu hái quanh năm.

Cây trinh nữ hoàng cung có mấy loại: có tổng cộng 7 loại tất cả.

Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung

Thông thường người ta thường hay nhầm cây trinh nữ hoàng cung với cây náng trắng và cây lan huệ do hình dáng của các loại cây này giống nhau. Để phân biệt chúng với nhau, mọi người hãy tham khảo đặc điểm sau đây:

Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng trắng

  • Cây trinh nữ hoàng cung: Có lá tươi lá mỏng và màu xanh nhạt. Khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng, củ hình cầu tròn và hoa màu hồng nhạt.
  • Cây náng trắng: Có lá tươi to dày và màu xanh đậm. Khi phơi khô thường có mùi ngai ngái, củ hình bầu dục và có màu đỏ nhạt, hoa có màu trắng.

Phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ

  • Cây trinh nữ hoàng cung: có lá to bản, thon nhọn, lá khô có mùi thơm, hoa màu hồng nhạt, thơm nhẹ và củ hình cầu lớn.
  • Cây lan huệ: có lá nhỏ và dài, lá khô không có mùi thơm, hoa màu trắng hoặc đỏ đậm, củ hình cầu nhỏ.

Lưu ý: Nếu mọi người có nhu cầu sử dụng cây Trinh Nữ Hoàng Cung làm bài thuốc chữa trị bệnh cần đặc biệt chú ý đến những đặc điểm khác nhau trên để tránh những trường hợp nhầm lẫn các vị thuốc sẽ dẫn đến việc điều trị không đạt hiệu quả tốt nhất.

Trinh nữ hoàng cungNáng hoa trắngLan huệ
Lá tươi mỏng, hai bên mép lá lượn sóng, gân lá song song, mặt trên lõm thành rãnh, mặt dưới có sống lá nổi rõ, đầu gần thân có màu đỏ tím. Lá tươi dày, có màu xanh đậm hơn lá trinh nữ hoàng cung.Lá tươi màu xanh đậm, dày, không có gợn sóng hai bên mép.
Lá phơi khô có mùi thơm đặc trưng.Lá phơi khô không có mùi thơm mà có mùi hắc. Lá khô không có mùi thơm.
Hoa màu hồng nhạt, mùi thơm nhẹHoa màu trắng.Hoa màu trắng xanh hoặc đỏ sẫm, mùi thơm nồng.
Củ hình cầu tròn, màu trắng. Củ hình bầu dục, màu đỏ nhạt.Củ thường có màu nâu

Thành phần tác dụng trong cây Trinh nữ hoàng cung

Thành phần chính trong cây trinh nữ hoàng cung là Glucoancaloit (tên khác là latisolin, aglycon có tên latisodin). Thân lúc cây đang ra hoa có pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.

Một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa thu được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin.

Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung

Trong Đông y, trinh nữ hoàng cung là cây thuốc có vị đắng, chát, có tác dụng hành huyết tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt giải độc, ức chế khối u và thông kinh hoạt lạc. Đặc biệt, hiệu quả trong những trường hợp bị đau xương khớp, u xơ, mụn nhọt hay đau đầu.

Trong y học hiện đại, các nghiên cứu chỉ ra rằng loại thảo dược này có tới 11 loại acid amin như: dl – valin, 1-leucin, phenylalanin và các alkaloid với 2 nhóm rõ rệt là dị vòng và không dị vòng. Ngoài ra, trong rễ của cây trinh nữ hoàng cung còn chứa 2 chất glucan là glucan A với 12 đơn vị glucose và glucan B với 110 gốc glucose…Vì vậy, cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Bộ phận của cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng để chữa bệnh bao gồm: lá, thân hành và cán hoa. Thường vào khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm là mùa thu hoạch. Với những cây đã được 1 năm tuổi trở đi thì thời gian thu hoạch sẽ ngắn hơn, cứ khoảng 1,5 đến 2 tháng là có thể thu hoạch một lần.

Người bệnh có thể dùng lá, thân hành và cán hoa tươi để điều trị bệnh hoặc có thể phơi khô hay thái nhỏ sao vàng nhằm sử dụng được lâu hơn. Lưu ý, bạn nên bảo quản trong hũ thủy tinh hoặc túi kín để tránh vào hơi hoặc mối mọt làm giảm chất lượng của thảo dược.

Trinh nữ hoàng cung loài cây được biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung phổ biến nhất đó chính là chữa trị các bệnh về ung thư cổ tử cung, u xơ, ung thư tiền liệt tuyến, bướu cổ và viêm họng, viêm loét dạ dày hành tá tràng, nổi mụn toàn thân,….

Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì?
Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì?

Trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá cây trinh nữ hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, thái nhỏ ngắn 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.

Theo các chuyên gia, không hề có tác dụng phụ của cây trinh nữ hoàng cung khi được sử dụng để điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm từ loài cây này. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn đúng các sản phẩm từ nó chứ không phải là loại cây nào khác để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.