Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 29/7/1930 do Uỷ Viên Xứ ủy Bắc Kỳ Nguyễn Doãn chấp chỉ đạo Hội nghị thành lập theo quyết định của Xứ ủy. Đảng bộ gồm 3 chi bộ Hàm hạ, chi bộ Thiệu Hóa, chi bộ Thọ Xuân. Hội nghị đã bầu ra tỉnh ủy gồm 3 ủy viên do Lê Thế Long làm bí thư. Sau đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ai là người được xứ ủy Bắc Kỳ giao chỉ đạo việc thành lập đảng bộ tỉnh Thanh Hóa“
Mục lục bài viết
Đôi nét về Xứ ủy Bắc Kỳ và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa những năm 1930
Trước khi đi vào tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ai là người được xứ ủy Bắc Kỳ giao chỉ đạo việc thành lập đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” chúng ta hãy tìm hiểu một chút thông tin về Xứ ủy Bắc Kỳ và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào thời gian đó nhé.
Xứ ủy Bắc Kỳ

(ĐCSVN) – Từ cuối năm 1936, các cơ sở Đảng dần dần được chắp nối lại do Ban Cán sự Đảng chỉ đạo (Uỷ ban sáng kiến). Qua phong trào đấu tranh, ta đã phát triển thêm được một số đảng viên ở các ngành nghề và trong Đoàn Thanh niên Cộng sản, một số đồng chí mới ra tù trở lại hoạt động.
Trên cơ sở đó, tháng 3-1937, Xứ ủy Bắc Kỳ được thành lập do đồng chí Hoàng Tú Hưu làm Bí thư, tham gia Xứ uỷ còn có các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hạ Bá Cang, Nguyễn Văn Minh, Tô Hiệu, Lương Khánh Thiện, Đinh Xuân Nhạ, Đặng Xuân Khu… Đồng chí Nguyễn Văn Cừ và Hạ Bá Cang được cử làm đại diện Xứ uỷ đi họp Hội nghị Trung ương (họp từ ngày 25-8 đến ngày 4-9-1937). Hai đồng chí đều được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Các đồng chí Nguyễn Văn Minh, Tô Hiệu, Hoàng Tú Hưu làm công tác nội bộ của Xứ. Đồng chí Đặng Xuân Khu phụ trách công tác công khai và báo chí.
Xứ uỷ Bắc Kỳ được thành lập đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh đạo nhân dân Bắc Kỳ đấu tranh cách mạng giành quyền tự do, dân chủ.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

– Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đánh dấu bước ngoặt trọng đại đối với con đường đấu tranh cách mạng và sự phát triển đi lên của tỉnh nhà. Từ đây, phong trào cách mạng trong tỉnh gắn liền với sự lãnh đạo của đảng bộ, vững bước cùng Nhân dân cả nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cách mạng của quần chúng trong tỉnh.
– Xây dựng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng niềm tin tất thắng vào mục đích, lý tưởng của Đảng, giữ vững chí khí đấu tranh kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đảng bộ đã giữ vững nguyên tắc hoạt động bí mật, kết nạp vào Đảng và tổ chức cách mạng những người ưu tú và tuyệt đối trung thành, xây dựng hệ thống tổ chức đảng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, gắn bó với cơ sở cách mạng, được quần chúng tin yêu hết lòng nuôi dưỡng bảo vệ.
– Đã vận dụng triệt để cách mạng và khoa học, mục đích, lý tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam để tổ chức lãnh đạo Nhân dân trong tỉnh thực hiện sứ mệnh lịch sử.
– Đảng bộ Thanh Hóa ra đời là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh. Ra đời vào ngày 29-7-1930, bị quân thù liên tục tiến hành khủng bố trắng, phải thành lập, tái thành lập nhiều lần, vượt qua thăng trầm, thử thách, Đảng bộ Thanh Hóa luôn năng động sáng tạo, xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng tỉnh nhà, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của lịch sử.
Ai là người được xứ ủy Bắc Kỳ giao chỉ đạo việc thành lập đảng bộ tỉnh Thanh Hóa năm 1930
Câu trả lời chính là: Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (1905 – 1976) sinh ra tại thôn Hợp Đồng, xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa). Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí mang các bí danh: Mã, Cả, Hai, Răng Vàng… Đồng chí là con trưởng của hai cụ Nguyễn Thọ Lan và Nguyễn Thị Hòe, đều là những nông dân nghèo nhưng đã tạo mọi điều kiện để đồng chí Nguyễn Doãn Chấp được học chữ Nho, sau đó theo học ở Trường Pháp – Việt, rồi ra làm thầy, đi dạy học ở các tỉnh: Hưng Yên, Kiến An (nay là Hải Phòng), Hà Nam.
Câu chuyện về Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, người được xứ ủy Bắc Kỳ giao chỉ đạo việc thành lập đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Theo cuốn hồi ký cách mạng của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp ghi lại, trong cuộc đời cách mạng sôi nổi của mình, điều sâu sắc khó quên mà cũng đáng tự hào nhất là giữ cương vị đặc phái viên của Xứ ủy Bắc Kỳ được cử về tỉnh nhà để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt: thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Đó là vào khoảng cuối năm 1929, đồng chí được chuyển từ cán bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội sang đảng viên đảng cộng sản. Đồng chí rất phấn khởi, bao nhiêu tâm trí dồn hết vào công tác cách mạng. Ngày đêm chỉ lo nghĩ đi tuyên truyền vận động quần chúng và phát triển đảng viên. Khi thì viết báo, in báo, khi thì đi phân phát tài liệu cho cơ sở, công việc khó khăn gian khổ nhưng trong lòng sung sướng vô cùng.
Đến tháng 5/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp được gặp đồng chí Lê Công Thanh, đại diện Xứ ủy Bắc Kỳ. Đồng chí Thanh nói với đồng chí Chấp: “Đồng chí biết tình hình cách mạng hiện nay phát triển rất nhanh chóng, Đảng yêu cầu có nhiều đảng viên có năng lực, thoát ly phụ trách những nhiệm vụ công tác quan trọng của Đảng. Nhưng đối với đồng chí có khó khăn, nếu phải bỏ nghề dạy học mà đi thì sẽ rất ảnh hưởng”.
Đồng chí Chấp liền nói: “Nếu Đảng cần thì xin đồng chí cứ đề nghị với thượng cấp cho tôi thoát ly, cam đoan với đồng chí tôi không ngần ngại trước một khó khăn nào”.
Sau lần gặp gỡ ấy, đồng chí Thanh trở lại trường gặp đồng chí Chấp và nói: “Nguyện vọng của đồng chí đã được cấp trên chấp thuận, nhưng chưa cần bỏ trường, bỏ nghề giáo ngay bây giờ chưa có lợi. Bây giờ thì hãy lợi dụng dịp nghỉ hè sắp tới, thoát ly địa phương này đi làm công tác cho Đảng đã, sau đó nếu cần đồng chí thoát ly hẳn, cấp trên sẽ có quyết định báo cáo cho đồng chí biết sau”.
Đồng chí Thanh nói tiếp: “Đây là chỉ thị của Xứ ủy Bắc Kỳ đặc phái đồng chí đi làm công tác xây dựng cơ sở mới của Đảng, rất quan trọng, đồng chí phải hết sức cẩn thận, phải có kế hoạch tích cực và khéo léo vận động, thuyết phục mới thành công. Số là hiện nay ở Thanh Hóa, tỉnh quê hương của đồng chí có nhiều cơ sở tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội và Tân Việt đảng chưa được chuyển sang Đảng cộng sản Đông Dương. Trong dịp nghỉ hè này, đồng chí có nhiệm vụ về Thanh Hóa bắt liên lạc với những cơ sở ấy, vận động, thuyết phục từng người chuyển sang Đảng cộng sản Đông Dương. Làm xong nhiệm vụ, đồng chí làm báo cáo lên xứ ủy” – (Trích trong cuốn hồi ký “Việc xây dựng cơ sở Đảng đầu tiên ở Thanh Hóa”).
Sau đó, đồng chí Thanh giao cho đồng chí Chấp một tờ giấy “mật” có ghi tên những cơ sở cách mạng ở Thanh Hóa. Đầu tiên, đồng chí đến làng Hàm Hạ (Đông Sơn) gặp các đồng chí Lê Bá Tùng, Lê Oanh Kiều, Lê Thế Long để vận động, thuyết phục họ trở thành đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Khi thấy điều kiện tổ chức chi bộ đã đủ, ngày 25/6/1930, tại nhà đồng chí Lê Oanh Kiều, chi bộ cơ sở đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, đại hội đã bầu đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư chi bộ.
Đến tháng 7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp về khu vực Thiệu Hóa tuyên truyền vận động kết nạp được 4 đồng chí vào Đảng. Ngày 10/7/1930 tại làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, Đại hội chi bộ Thiệu Hóa tiến hành và bầu đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ.
Trên đây là thông tin về người được xứ ủy Bắc Kỳ giao chỉ đạo việc thành lập đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào năm 1930. Hy vọng bạn tìm được thông tin cần thiết.
Nguồn tổng hợp